Đăng ký

Soạn bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận (siêu ngắn)

878 từ Soạn bài

Câu 1 (trang 113 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

-Đoạn (a) và đoạn (b) đều nhằm làm rõ các vấn đề nghị luận, yếu tố tự sự và miêu tả chỉ góp phần làm nổi bật, thuyết phục vấn đề cần nghị luận.

-Nếu đoạn trích (a) không có chi tiết kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác thì ta không thể lường trước được việc “mộ lính tình nguyện” có sự nhũng lạm trắng trợn đến vậy; đoạn (b) nếu không có những dòng miêu tả về những người lính Việt bị đàn áp, giam giữ thì ta cũng khó hình dung rõ sự giả dối , lừa gạt trong lời rêu rao, bịa đặt của thực dân Pháp.

-Vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả văn nghị luận: Giup cho việc trình bày luận cứ trong bài văn phải được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, do đo có sức thuyết phục hơn

Câu 2 (trang 115 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

a.– Yếu tố tự sự: Chuyện về chàng Trăng và nàng Han

-Yếu tố miêu tả:

 + Con thỏ trắng

 +Ngựa đá khổng lồ

 +Để đêm đêm soi xuống dòng thác Bông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.

 + Theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc.

 +Gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau.

b. Tác giả không kể đầy đủ, cặn kẽ 2 câu chuyện về chàng Trăng và nàng Han mà chỉ nhấn mạnh một số chi tiết giống với Thánh Gióng. Bởi mục đích nghị luận của tác giả là làm sáng tỏ: Chàng Trăng và Nàng Han “có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng miền xuôi”. Từ đó khẳng định truyện Thánh Gióng “thực là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ”.

Câu 3 (trang 115 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):Khi đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý: Không sử dụng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận mà chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm cho luận điểm trở nên nổi bật.

Câu 1 (trang 116 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

-Yếu tố tự sự: “Sắp trung thu … đáng ghét của bộ mặt nhà giam”.

Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng.

-Yếu tố miêu tả: “Đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nhiêu nỗi niềm”

Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được khung cảnh đẹp của đêm trăng và tâm hồn rạo rực trước cảnh đẹp của Bác.

Câu 2 (trang 116 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Cho đề bài: Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen" thì em cần vận dụng các yếu tố tự sự vào miêu tả làm bài, như vậy mới có thể miêu tả vẻ đẹp của sen, miểu tả bùn...kể về một công dụng của sen, kỉ niệm về sen. Điều đó sẽ giúp cho bài viết đầy đủ, thuyết phục.

shoppe