Đăng ký

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự - Văn 10

1,291 từ Soạn bài

Với bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

1. Miêu tả

- Khái niệm: Miêu tả là việc sử dụng những từ ngữ để làm hiện lên những hình ảnh, thuộc tính, tính chất của các sự vật, hiện tượng

- Mục đích: Khiến cho người đọc, người nghe có thể liên tưởng ra những sự vật, hiện tượng được miêu tả và hình dung về chúng

- Các văn bản thường có nội dung miêu tả: văn tả cảnh, tả người, tả vật….

2. Biểu cảm

- Khái niệm: Biểu cảm trong văn tự sự là dùng những từ ngữ, thường là tính từ để bày tỏ thái độ, quan điểm của người viết đối với các sự vật, hiện tượng được nói đến. Có thể bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Mục đích của biểu cảm:

+ Dùng để bày tỏ tình cảm

+ Khơi gợi sự đồng cảm từ người đọc, người nghe

- Các văn bản thường gặp: tùy bút, thư thăm hỏi, văn cảm nhận….

3. Tự sự

- Khái niệm: Kể lại một sự việc hoặc một chuỗi các sự việc cho người đọc, người nghe. Có thể kể từ đầu đến kết thúc, cũng có thể kể một diễn biến trong toàn bộ quá trình xảy ra sự việc.

- Mục đích:

+ Thể hiện lên câu chuyện khách quan, phản ánh đời sống

+ Bày tỏ quan điểm, cảm xúc về câu chuyện

+Nhắn nhủ bài học, ý nghĩa thông qua câu chuyện

- Các văn bản thường gặp: văn tự sự, văn bản báo chí…

miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Xem thêm Viết bài làm số 2: Văn tự sự

Luyện tập viết đoạn văn tự sự

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

1. Chọn và điền từ

  1. Liên tưởng
  2. Quan sát
  3. Tưởng tượng

2. Các hoạt động quan sát, liên tưởng, tưởng tượng

  1. Quan sát
  2. Tưởng tượng
  3. Liên tưởng

3. Các thao tác bộc lộ cảm xúc, rung động, tình cảm (biểu cảm):

   Để những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ:

- Sự quan sát kĩ càng, tỉ mỉ với sự chăm chú, tinh tế

- Từ những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc sẽ lay động trái tim người kể

- Trong các ý kiến nêu ở trên thì ý (d) là không đúng bởi vì khi sử dụng biểu cảm trong văn tự sự thì không thể chỉ tìm những cảm xúc, rung động trong tâm hồn người kể mà còn tìm được thông qua những nhân vật khác.

II. Luyện tập

Bài 1 (Trang 76 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

a, Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao- Mxây

- Yếu tố miêu tả: Tả khung cảnh của cuộc chiến, tả những nhân vật của cuộc chiến, hình ảnh Đăm săn, hình ảnh Mtao Mxây để cho người đọc có thể liên tưởng ra được

- Yếu tố biểu cảm: thể hiện cảm xúc của các nhân vật

+Mtxao Mxây thì e dè, sợ sệt

+Đăm Săn thì điềm tĩnh, tài giỏi

Ngoài ra còn thể hiện cảm xúc của những người chứng kiến

  • Những từ ngữ miêu tả, biểu cảm làm hiện lên hình ảnh người anh hùng Đăm Săn oai phong, lẫm liệt, khí thế ngút trời

b, Đoạn trích trong truyện ngắn Lẵng quả thông của C.Pau-tôp-xki người kể chuyện quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm

   + Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu, miêu tả hình ảnh nhân vật em bé – con của ông gác rừng

   + “ nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo” cách gợi liên tưởng độc đáo chứ không miêu tả trực tiếp.

   + “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…” ngoài ra còn gợi cho người đọc những suy ngẫm về cuộc đời

- Thông qua cách miêu tả này giúp cho người đọc hình dung ra mùa thu thật dễ dàng, cách miêu tả thú vị, gợi nhiều liên tưởng và suy ngẫm.

Bài 2 (Trang 76 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

   Yếu tố miêu tả:

  • Chi tiết tả những người bạn đồng hành
  • Tả cảnh vật

   Yếu tố biểu cảm:

  • Cảm xúc trước thiên nhiên, cảnh vật
  • Cảm xúc về chuyến đi

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được lồng ghép với nhau có tác dụng mạnh mẽ và hiệu quả

Thông qua bài soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, Cunghocvui hy vọng các bạn sẽ nắm được bài học này được rõ ràng hơn. Chúc các bạn học tốt!

 

 

 

 

shoppe