Đăng ký

Lý thuyết về kính lúp lớp 9

Lý thuyết về kính lúp lớp 9

Cùng Cunghocvui tìm hiểu về những nội dung lý thuyết quan trọng và giải bài tập Kính lúp Vật lý 9!

I. Lý thuyết

1. Kính lúp là gì?

Kính lúp là một dụng cụ được sử dụng phổ biến trong sinh học và vật lý học. Nếu so sánh với các dụng cụ như kính hiển vi thì kính lúp có số bội giác nhỏ hơn nên thường được sử dụng để quan sát các vật có kích thước nhỏ vừa phải.

- Để quan sát những vật  nhỏ thì chỉ số bội giác rất quan trọng đối với kính lúp. Để tính số bội giác ta sử dụng công thức dưới đây:

\(G=\dfrac{\alpha}{\alpha _0}=\dfrac{tan \alpha}{tan \alpha _0}\)

Giải thích các đại lượng:

  • hướng của đường mắt đi qua tâm kính và tạo thành góc phân giác α
  • α0 được tạo với số bội giác là lớn nhất tương đương với khả năng quan sát thấy vật là lớn nhất.

2. Cấu tạo và ứng dụng

- Công dụng (kính lúp dùng để làm gì?): Vì cấu tạo với số bội giác nhỏ hơn các dụng cụ tương đương ví dụ như kính hiển vi nên quan sát được các vật có kích thước nhỏ vừa phải.

Công dụng

- Cấu tạo: Về mặt bên ngoài khi quan sát thấy kính rất nhỏ gọn và mặt kính là một thấu kính hội tụ với tiêu cự đo được khá bé. Bên cạnh đó còn có thêm một tay cầm để tiện sử dụng.

3. Sự tạo ảnh qua kính

- Hướng mắt tới vật quan sát là góc a, vật được đặt sau mặt kính. Khi mắt nhìn nghiêng sẽ cho ra phương chếch theo một hướng chéo tới vật làm vật lớn hơn bình thường. Ảnh tạo ra tuy khác kích thước nhưng lại cùng phương và cùng chiều so với vật.

Tạo ảnh

- Để việc quan sát hiệu quả hơn thì ta nên điều chỉnh các vị trí khác nhau của vật để chỉnh tới các số bội giác đã được thiết lập sẵn của kính. Khoảng cách đặt vật cũng có thể được điều chỉnh theo từng hướng nhìn khác nhau hỗ trợ cho việc nhìn thấy vật được rõ nhất.

Sơ đồ tạo ảnh qua kính lúp:

Sơ đồ tạo ảnh

- Để điều chỉnh ta nên ước lượng bằng cách di chuyển vật tới các vị trí khác nhau gần kính lúp để việc quan sát là hiệu quả nhất.

- Vì việc ngắm qua kính lúp sẽ giúp phóng đại vật nên cần có sự nghỉ ngơi không nên quan sát quá lâu sẽ gây nhức và ảnh hưởng không tốt đến mắt.

Sơ đồ tạo ảnh 2

4. Số bội giác của kính lúp

Trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

Ngắm chừng qua kính

\(G=\dfrac{\alpha}{\alpha _0}=\dfrac{tan \alpha}{tan \alpha _0}\)

Ta có: \(tan \alpha=\dfrac{AB}{f}\)

ngắm chừng vô cực\

\(tan \alpha = \dfrac{AB}{OC_c} \Rightarrow G=\dfrac{AB}{f}.\dfrac{OC_c}{AB}\)

\(\Rightarrow G=\dfrac{OC_c}{f}=\dfrac{Đ}{f}\)

Trong đó:

  • \(Đ = OC_c\): cự ly quan sát, khi di chuyển mắt đến tâm kính Đ sẽ thay đổi theo hướng tỷ lệ thuận.
  • f: tiêu cự, độ tụ của kính lúp

Kính lúp

II. Các bài tập về kính lúp lớp 9

Câu 1: 

Kính lúp có tác dụng phóng to vật vậy vật nào dưới đây có thể quan sát được dưới lăng kính của kính lúp?

A.  Một ngôi sao

B. Một con vi trùng

C. Một con kiến

D. Một bức tranh phong cảnh

Câu 2: 

Để hình thành nên kính lúp ta sử dụng dạng phân kỳ hay hội tụ và f là bao nhiêu là hợp lý?

A. Phân kỳ, f = 10 cm.

B. Hội tụ, f = 10 cm

C. Phân lỳ, f = 50 cm

D. Hội tụ, f = 50 cm

Câu 3: 

Ứng dụng của kính lúp đã đem lại rất nhiều tác dụng thiết thực trong cuộc sống nhưng không bao gồm hoạt động của?

A. Một người thợ sửa đồng hồ.

B. Nhà địa chất học

C. Đọc truyện, sách báo...

D. Hoạt động làm rõ các vấn đề sinh học, nghiên cứu sâu bọ

Câu 4: 

Với f là bao nhiêu thì hợp lý để tham gia vào hoạt động cấu tạo nên kính có thể ứng dụng trong đời sống?

A. 10cm

B. 15cm

C. 5cm

D. 25cm

Câu 5: 

Thông số được ghi kèm trên tay cầm của kính là 2.5x. Hãy giải thích đặc điểm và ý nghĩa của con số đó?

A. F= 2.5 đối với trạng thái ở dạng mặt hội tụ.

B. F= 2.5 đối với trạng thái ở dạng mặt phân kỳ.

C. F= 10 đối với trạng thái ở dạng mặt hội tụ.

D. F= 10 đối với trạng thái ở dạng mặt 10 cm.

Câu 6:

Chọn câu phát biểu không đúng.

A. Bội giác và tiêu cự có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau.

B. Tiêu cự và bội giác về mặt cấu tạo được nghiên cứu là có tỷ lệ đồng thuận với nhau mới có tính ứng dụng.

C. Cả ba phương án đều sai.

D. Tiêu cự và bội giác về mặt cấu tạo được nghiên cứu là có tỷ lệ nghịch với nhau mới có tính ứng dụng.

Câu 7: 

Ý nghĩa của khái niệm bội giác trong đặc trưng cấu tạo của kính khi chiếu vào vật?

A. Độ lớn của ảnh.

B. Độ lớn của vật.

C. Vị trí của vật.

D. Độ phóng đại của kính.

Câu 8: 

Nếu cách điều chỉnh khí đặt vật quan sát trước mặt kính như thế nào là hợp lý?

A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.

B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.

C. đặt vật sát vào mặt kính.

D. chấp nhận mọi vị trí của mặt phẳng soi và vật.

Câu 9: Phương án nào dưới đây hợp lý để ảnh tạo ra được phóng lớn nhất?

A. Kính có \(G = 5.\)

B. Kính có \(G = 5.5\)

C. Kính có \(G = 4.\) 

D. Kính có \(G = 6.\)

Câu 10: 

Nêu các cách điều chỉnh hướng mắt và vị trí đặt vật theo lý thuyết?

A. Tính chất ảnh là ảo, phương là cùng chiều so với vật về kích thước là lớn hơn

B. Tính chất ảnh là thật, phương là cùng chiều so với vật về kích thước là lớn hơn

C. Tính chất ảnh là ảo, phương là ngược chiều so với vật về kích thước là lớn hơn

D. Tính chất ảnh là ảo, phương là cùng chiều so với vật về kích thước là nhỏ hơn

Câu 11. Kính lúp là dụng cụ quang dùng để

A. bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông của các vật nhỏ

B. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và thu trên màn để quan sát vật rõ hơn

C. bổ trợ cho mắt cận thị quan sát được những vật ở rất xa

D. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và trong giới hạn nhìn rõ của mắt

Câu 12. Khi nói về kính lúp, phát biểu nào sau đây là sai?

A. kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông quan sát các vật nhỏ

B. Vật cần quan sát đặt trước kính lớp cho ảnh ảo có số phóng đại lớn

C. Kính lúp đơn gian là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

D. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp cho ảnh thật có số phóng đại lớn

Câu 13. Kính lúp đơn giản được cấu tạo bởi một

A. thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

B. thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn

C. lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang nhỏ

D. lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang là góc vuông

Câu 14. Một người có khoảng cực cận và cực viễn tương ứng là OCc và OCv, dùng kính lúp có tiêu cự f và đặt mắt cách kính một khoảng ? để quan sát vật nhỏ. Để số bội giác của thấu kính không phụ thuộc vào cách nắm chừng thì

A. ?=OCc        B. ?=OCv        C. ?=f        D. ?=2f

Câu 15. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cùng, dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Số bội giác của kính khi người này ngắm chừng không điều tiết là

A. 4        B. 5        C. 6        D. 5,5

Câu 16. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (25cm → ∞), dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Số bội giác của kính khi người này ngắm chừng ở điểm cực cận là

A. 6,5        B. 4        C. 5        D. 6

Câu 17. . Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (25cm → ∞), dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Kính lúp để cách mắt 10cm và mắt ngắm chừng ở điểm cách mắt 50cm. Số bội giác của kính lúp đó là

A. 5,5        B. 4,5        C. 5,25        D. 4,25

Câu 18. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (10cm → 50cm), dùng một kính lúp có độ tụ +8dp. Số bội giác của kính khi người này ngắm chừng ở điểm cực cận là

A. 2,4        B. 3,2        C. 1,8        D. 1,5

Câu 19. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (10cm → 50cm), dùng một kính lúp có độ tụ +8dp. Số bội giác của kính khi mắt người quan sát ở tiêu điểm ảnh của kính lúp là

A. 1,6        B. 1,2        C. 0,8        D. 1,5

Câu 20. KÍnh lúp có tiêu cự 5cm. Số bội giác của kính lúp đối với người mắt bình thường (có khoảng nhìn rõ 25cm→ ∞) đặt sát thấu kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận (Gc) và ở điểm cực viễn (Gv) là

A. Gc=4; Gv=5        B. Gc=5; Gv=6

C. Gc=5; Gv=5        D. Gc=4; Gv=6

Câu 21. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (30cm → ∞), dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Số bội giác của kính khi người này ngắm chừng ở vô cực là

A. 1,8        B. 2,25        C. 4        D. 6

Đáp án:

C - B - C - A - A - C - D - C - D - A.

Với những gì Cunghocvui đã giúp các bạn giải quyết về các dạng và cách giải bài tập lý kính lúp trên đây, hy vọng rằng sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập đặc biệt là môn Toán học!

shoppe