Đăng ký

Lý thuyết về Clo đầy đủ nhất

Clo là một bài lý thuyết thuộc chương III, nghiên cứu về một trong những phi kim tiêu biểu nhất của chương trình Hóa học 9. Cunghocvui xin gửi tới các bạn bài lý thuyết Clo và các dang bài tập tự luận và trắc nghiệm Clo hóa học 9 đầy đủ và chi tiết nhất.

A. Tóm tắt lý thuyết bài 26 clo hóa học 9

1. Tính chất vật lý

- Trạng thái tự nhiên: Ở trạng thái tự nhiên, clo ít khi đứng một mình mà chủ yếu có trong muối clorua (nhiều nhất là muối NaCl ở trong môi trường nước biển), các khoáng vật cacnalit và xinvinit.

- Trong điều kiện môi trường bình thường, clo là một chất tồn tại ở trạng thái khí màu vàng lục, có mùi hắc và cực độc.

- Tỉ số về khối lượng giữa clo với không khí bằng 2,5 (clo nặng hơn không khí 2,5 lần).

- Trong môi trường nước, clo có tính tan.

2. Khái niệm và tính chất hóa học của clo lớp 9. Clo là gì?

Clo là một phi kim mạnh. Vì vậy, nó mang đầy đủ tính chất hóa học của một phi kim:

- Clo phản ứng với đa số kim loại trong điều kiện có sự xúc tác của nhiệt độ để kết quả thu về được một muối clorua.

Ví dụ: \(2Fe+3Cl_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}2FeCl_{3}\)

- Clo phản ứng với hidro trong điều kiện có sự xúc tác của nhiệt độ để kết quả thu về được một hợp chất hidro clorua tồn tại ở trạng thái khí.

Phương trình hóa học: \(H_{2}+Cl_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}2HCl\) (khi cho khí hidro clorua này vào môi trường nước, ta thấy khí này tan nhiều trong môi trường nước để kết quả thu về một dung dịch axit clohidric).

- Lưu ý: Giữa khí clo và oxi không tham gia tác dụng trực tiếp với nhau.

3. Một số tính chất hóa học khác của clo.

- Clo phản ứng với nước (phản ứng thuận nghịch).

Phương trình hóa học: \(Cl_{2}+H_{2}O \rightleftharpoons HCl +HClO\)

=> Nếu một hỗn hợp được tạo nên từ ba hợp chất là \(Cl_{2}\)\(HClO\) và \(HCl\) thì được gọi là nước clo. Về tính chất vật lý, vì trong thành nước này có khí clo nên nước này sẽ có màu vàng lục, có mùi hắc. Về tính chất hóa học, khi cho hợp chất dung dịch này vào quỳ tím, hiện tượng xảy ra ban đầu là quỳ tím dần dần chuyển đỏ nhưng sau đó bị mất màu. Nguyên nhân dẫn đến sự mất màu là axit hipoclorơ HClO có tính oxi hóa mạnh.

- Clo phản ứng với dung dịch kiềm kiềm NaOH.

Phương trình hóa học: \(Cl_{2}+2NaOH\rightleftharpoons NaCl +NaClO+H_{2}O\)

=> Nếu một hỗn hợp tồn tại ở dưới dạng dung dịch được tạo nên từ hai hợp chất là NaCl (natri clorua) và NaClO (natri hypoclorit) thì được gọi là nước Gia - ven. Về tính chất hóa học, tương tự với HClO, dung dịch NaClO có tính oxi hóa mạnh nên mang tính chất tẩy màu.

4. Ứng dụng của clo

Clo có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống thực tế:

- Dùng làm nguyên liệu để khử trùng nước sinh hoạt.

- Dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra chất tẩy trắng vải, sợi, bột giấy.

- Là một trong những thành phần để điều chế ra nước Gia - ven, clorua vôi,...

- Là một trong những nguyên liệu thành phần để sản xuất ra nhựa PVC, chất dẻo, cao su hay chất màu,...

5. Điều chế

a, Điều chế clo trong công nghiệp

Để điều chế clo trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp điện phân một dung dịch bão hòa là NaCl với một điều kiện là có màng ngăn xốp để kết quả thu về được một chất khí. Màng ngăn xốp có tác dụng là ngăn không cho sự xâm nhập ra bên ngoài của chất khí này để tác dụng với NaOH để thu về nước Gia - ven. Ta có phương trình sau:

\(2NaCl+2H_{2}O\rightarrow 2NaOH+Cl_{2}+H_{2}\)

b, Điều chế clo trong phòng thí nghiệm

- Dưới điều kiện có sự xúc tác của nhiệt độ vừa phải, ta cho HCl phản ứng với một trong các chất mang đặc tính oxi hóa mạnh như \(MnO_{2}, KMnO_{4}\). Ta có phương trình phản ứng sau:

\(2KMnO_{4}+16HCl \rightarrow 2KCl+2MnCl_{2}+5Cl_{2}+8H_{2}O\)

điều chế clo

B. Giải bài tập hóa học 9 bài clo

1. Trắc nghiệm về tính chất hóa học và tính chất vật lý của clo

Câu 1: Một khí X có ứng dụng trong thực tế cuộc sống là nguyên liệu để sản xuất ra dung dịch khử trùng nước sinh hoạt. Khí X là:

A. \(CO_{2}\)                                               B. \(O_{2}\)

C. \(Cl_{2}\)                                                D. \(N_{2}\)

Câu 2: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có thể tác dụng được với dung dịch nước clo?

A. \(KOH\)                                             B. \(NaCl\)

C. \(CaSO_{4}\)                                          D. \(Cu(NO_{3})_{2}\)

Câu 3: Khí clo phản ứng với một lượng dung dịch \(KOH\). Kết quả thu về ta được:

A. Một dung dịch chỉ bao gồm một muối

B. Dung dịch được tạo thành từ hai muối

C. Một hỗn hợp các axit 

D. Tạo thành một muối và nước.

Câu 4: Chọn phương trình sai trong các phương trình sau đây:

A. \(Fe+Cl_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}FeCl_{2}\)

B. \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_{2}+H_{2}\)

C. \(Fe+S\rightarrow \overset{t^0}{\rightarrow}FeS\)

D. \(Fe+CuSO_{4}\rightarrow FeSO_{4}+Cu\)

Câu 5: Sau quá trình thí nghiệm, để loại bỏ đi khí clo, ta làm cách:

A. Sục khí clo vào một dung dịch \(HCl\)

B. Sục khí clo vào một dung dịch NaOH

C. Sục khí clo vào một dung dịch \(NaCl\)

D. Sục khí clo vào nước

Câu 6: Để thực hiện một sơ đồ chuyển hóa sau:

\(MnO_{2}\rightarrow X\rightarrow FeCl_{3}\rightarrow Fe(OH)_{3}\)

Chất X để hoàn thành được sơ đồ chuyển hóa này là:

A. \(Cl_{2}\)                                          B. \(HCl\)

C. \(H_{2}SO_{4}\)                                    D. \(H_{2}\)

Câu 7: Trong các ứng dụng vào thực tế sau đây, ứng dụng nào không phải của clo:

A. Dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra chất tẩy trắng vải, sợi, bột giấy.

B. Dùng làm nguyên liệu để khử trùng nước sinh hoạt.

C.  Là một trong những nguyên liệu thành phần để sản xuất ra nhựa PVC, chất dẻo, cao su hay chất màu,...

D. Là nguyên liệu dùng để sản xuất chất dẻo Teflon có tác dụng chống dính

Câu 8: Khí clo được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng một cặp chất:

A. Mangan đioxit tác dụng với axit clohidric ở dạng đặc

B. Mangan đioxit tác dụng với axit sunfuric ở dạng đặc 

C. Mangan đioxit tác dụng với axit nitric đặc

D. Mangan đioxit tác dụng với muối natri clorua

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A B A B A D A

2. Bài tập tự luận clo

Bài 1: Cho một lượng dung dịch \(NaOH\) phản ứng một cách hoàn toàn với một lượng 1,12 lít khí clo ở trong môi trường điều kiện tiêu chuẩn. Giả sử sự thay đổi về thể tích giữa các chất bằng 0 thì thể tích dung dịch \(NaOH\) tham gia vào phản ứng là bao nhiêu? Sau phản ứng, nồng độ mol của các chất là bao nhiêu?

Cách làm: Ta có phương trình: \(Cl_{2}+ 2NaOH \rightarrow NaCl+NaClO+H_{2}O\)

Theo tỉ lệ phương trình \(n_{Cl_{2}}\) = 0,05 (mol) = \(\dfrac{1}{2}n_{NaOH}\) => \(n_{NaOH}\) = 0,1 (mol)

Vậy thể tích của \(NaOH\) tham gia vào phản ứng là 100ml

Nồng độ mol của \(NaCl\) và \(NaClO\) là 0,5M

Bài 2: Cho xảy ra phản ứng của khí \(Clo\) dư vào một lượng 10,8 một kim loại với số hóa trị II thì kết quả thu về được một lượng 53,4g muối. Hỏi kim loại tham gia phản ứng là?

Cách giải: Ta có phương trình hóa học sau: 

\(2M+3Cl_{2}\rightarrow 2MCl_{3}\)

Theo dữ kiện đề bài: ta có: \(\dfrac{10,8}{M}=\dfrac{53,4}{M+35,5}\) => M = 56 (Fe)

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập Hóa học 9 bài Clo

Với bài viết bài 26 clo hóa học 9, Cunghocvui đã đem đến cho các bạn bài tổng hợp lý thuyết về Clo và giải bài tập hóa học 9 bài clo đầy đủ và chi tiết nhất. Nếu có đóng góp hay thắc mắc gì về bài clo hóa học 9, các bạn hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

shoppe