Lý thuyết bài Flo Brom Iot đầy đủ nhất
Flo Brom Iot là một bài trong chương trình Hóa học 10 ở cấp Trung học phổ thông. Cunghocvui xin gửi tới các bạn bài tham khảo tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập phần Flo Brom Iot lớp 10 ngắn gọn và chi tiết nhất. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học tập môn Hóa học 10.
A. Flo Brom Iot lý thuyết
1. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên. So sánh Flo Brom Iot
Yếu tố | Flo | Brom | Iot |
Tính chất vật lý | Flo là một chất cực độc, khí Flo có màu lục nhạt | Brom dạng chất lỏng màu đỏ nâu, Brom dễ bay hơi và hơi của Brom độc | Iot ở dạng chất rắn, Iot sẽ có màu đen tím nếu ở dạng tinh thể |
Dạng chất | Flo chỉ tồn tại trong dạng hợp chất | Brom tồn tại ở dạng hợp chất là đa số | Iot ở dạng hợp chất là đa số. Ngoài ra Iot còn có tính thăng hoa khi được đun nóng |
2. Tính chất hóa học của Flo Brom Iot
- Cả ba chất đều mang tính oxi hóa mạnh, độ mạnh giảm dần từ Flo đến Iot
- Flo, Brom và Iot đều dễ dàng có liên kết ion với các kim loại
a, Flo có tính chất hóa học gì?
- Tất cả các kim loại được Flo oxi hóa cho ra kết quả muối florua
+ Phương trình phản ứng:
\(2M + nF_{2} \rightarrow 2MF_{n}\)
Ví dụ với một số kim loại Na, Fe, Zn
\(2Na + F_{2} \rightarrow 2NaF\)
\(2Fe + 3F_{2} \rightarrow 2FeF_{3}\)
\(Zn + 3F_{2} \rightarrow ZnF_{2}\)
- Ngoại trừ 2 chất là Oxi và Nito, tất cả các phi kim đều bị Flo oxi hóa.
Ví dụ: \(Zn + 3F_{2} \rightarrow ZnF_{2}\)
- Với Hidro, Flo tác dụng ngay cả trong điều kiện bóng tối gây ra một tiếng nổ mạnh và hidro florua
Phương trình phản ứng: \(H_{2} + F_{2} \rightarrow 2HF\)
Lưu ý: Không để HF trong lọ thủy tinh bởi vì tuy rằng HF là một axit yếu nhưng có một tính chất đặc biệt là HF có thể ăn mòn được thủy tinh:
Phương trình hóa học: \(SiO_{2} + 4HF \rightarrow SiF_{4} + 2H_{2}O\)
- Nước bị Flo oxi hóa một cách dễ dàng kể cả khi ở trong điều kiện thường. Khi tiếp xúc với khí Flo, hơi nước bị bốc cháy.
Phương trình hóa học: \(2F_{2} + 2H_{2}O \rightarrow 4HF + O_{2}\)
b, Tính chất hóa học của \(Br_{2}\)
- Cũng là một nguyên tố có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của Brom nhẹ hơn Flo và mạnh hơn Iot
- Trong điều kiện đun nóng, Brom oxi hóa được với nhiều kim loại
Ví dụ phương trình hóa học:
\(3Br_{2} + 2Al \overset{t^{0}}{\rightarrow} 2AlBr_{3}\)
- Với hiđro, trong điều kiện nhiệt độ cao bị Brom oxi hóa thu về hidro bromua (phản ứng không gây nổ)
\(Br_{2} + H_{2} \overset{t^{0}}{\rightarrow} 2HBr\)
Với khí HBr, khi kết hợp với nước cho ra được một dung dịch có tên là axit bromhidric - một axit mạnh, mạnh hơn axit HCl
- Khi ở trong nước, một phần Brom sẽ bị tan, tác dụng với nước thu về hai axit là HBr và HBrO. Phản ứng của Brom với nước là một phản ứng thuận nghịch
\(Br_{2} + H_{2}O \rightleftharpoons HBr + HBrO\)
c, Tính chất hóa học của Iot
- Trong điều kiện đun nóng hoặc có xúc tác từ bên ngoài, Iot oxi hóa được nhiều kim loại.
\(3I_{2} + 2Al \overset{t^{0}, xt}{\rightarrow}2All_{3}\)
- Với hiđro, trong điều kiện nhiệt độ cao, có chất xúc tác, phản ứng thuận nghịch xảy ra thu về được khí hidro iotua:
\(I_{2} + H_{2} \rightleftharpoons 2HI\)
Ở trong nước, iotua dễ tan thành một dung dịch axit iothidric - một axit mạnh hơn cả HBr và HCl
- Iot hiếm khi tác dụng với nước.
- Vì tính oxi hóa kém hơn Cl và Br nên trong phản ứng hóa học, I bị Cl và Br đẩy ra khỏi muối
\(Cl_{2} + 2NaI \rightarrow 2NaCl + I_{2}\)
\(Br_{2} + 2NaI \rightarrow 2NaBr + I_{2}\)
- Có thể nhận biết Iot bằng cách thu về một hợp chất màu xanh lam khi cho Iot tác dụng với hồ tinh bột.
3. Ứng dụng của Flo Brom Iot
Flo | Brom | Iot |
- Flo được dùng làm chất dẻo teflon, chất CFC - Giáo dục môi trường | Brom được dùng trong công nghệ làm phim ảnh \(2AgBr \overset{as}{\rightarrow} 2Ag + Br_{2}\) | Dùng trong gia vị hàng ngày như muối ăn, nước mắm,... |
4. Điều chế Flo Brom Iot
- Ta có thể điều chế Flo bằng cách điện phân một hỗn hợp bao gồm KF và HF trong điều kiện điện phân với xúc tác là KF.
- Brom có thể sản xuất được từ nước biển
- Rong biển có thể sản xuất ra được Iot
B. Flo Brom Iot bài tập
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong các chất sau đây, chất nào oxi hóa được nước:
A. \(F_{2}\) B. \(Cl_{2}\) C. \(Br_{2}\) D. \(I_{2}\)
Câu 2: Trong các dung dịch axit sau đây, dung dịch nào không nên chứa trong bình có chất liệu làm bằng thủy tinh
A. HCl B. \(HNO_{3}\) C. \(H_{2}SO_{4}\) D. HF
Câu 3: Xét tính axit trong các dãy chất sau đây, dãy nào được xếp theo thứ tự giảm dần của tính axit:
A. HCl, HBr, HI, HF
B. HI, HBr, HCl, HF
C. HBr, HI, HF, HCl
D. HF, HCl, HBr, HI
Câu 4: Muốn nhận biết được trong hai lọ, lọ nào đựng NaF, lọ nào đựng NaI thì ta cần dùng dung dịch:
A. \(AgNO_{3}\) B. HCl
C. NaOH D. \(KNO_{3}\)
Câu 5: Chọn các phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây:
A. Về bán kính nguyên tử, Brom có bán kính nguyên tử nhỏ hơn Iot
B. Về tính oxi hóa, Clo có tính oxi hóa cao hơn Flo
C. Về tính axit, HCl mạnh hơn HBr
D. Cho hai dung dịch là NaF và \(AgNO_{3}\) tác dụng với nhau kết quả thu được AgF kết tủa
Câu 6: Cho hai dung dịch. Một dung dịch bao gồm một lượng HBr và một dung dịch bao gồm một lượng NaOH. Trộn lẫn hai dung dịch thì thu được một dung dịch, dung dịch ấy:
A. Chuyển màu quỳ tím sang đỏ
B. Chuyển màu quỳ tím sang xanh
C. Không chuyển màu quỳ tím
D. Quỳ tím bị mất màu
Câu 7: Về tính oxi hóa, dãy chất nào sau đây được xếp theo thứ tự oxi hóa tăng dần:
A. \(F_{2}, Cl_{2}, Br_{2}, I_{2}\)
B. \(Cl_{2}, Br_{2}, I_{2},F_{2}\)
C. \(Cl_{2}, F_{2},Br_{2}, I_{2}\)
D. \(\)\( I_{2},Br_{2},Cl_{2}, F_{2}\)
Câu 8: Để điều chế một lượng 200g dung dịch axit flohidric có nồng độ 40% và hiệu suất phản ứng bằng 80% thì cần một khối lượng \(CaF_{2}\) là:
A. 321g B. 172g
C. 195g D. 290g
Câu 9: Để một lượng muối kali halogenua 14,9g phản ứng với dung dịch \(AgNO_{3}\) kết quả tạo thành 28,7g kết tủa. Muối kali halogenua có công thức là:
A. KF B. KBr
C. KI D. KCl
Câu 10: Với một halogen \(X_{2}\) phản ứng hoàn toàn với Mg kết quả tạo thành 19g một muối. Mặt khác, cho một m khối lượng \(X_{2}\) phản ứng hoàn toàn với Al thì kết quả tạo thành 17,8g một muối. Vậy \(X_{2}\) là:
A. \(F_{2}\) B. \(Cl_{2}\)
C. \(Br_{2}\) D. \(I_{2}\)
Câu 11: Dùng một lượng 1ml hồ tinh bột và một giọt Iot để cho vào một ống nghiệm. Kết quả thu về được một dung dịch có màu:
A. Không có màu B. Có màu đỏ
C. Có màu xanh D. Có màu vàng
Câu 12: Cho vài thìa Iot vào một cốc thủy tinh được đậy bằng một chiếc mặt kính đồng hồ. Dùng lửa đèn cồn để dung nóng dung dịch, kết quả thu được một hiện tượng là:
A. Iot chuyển thành dạng hơi có màu tím
B. Iot chuyển thành dạng hơi có màu vàng
C. Iot chuyển thành dạng lỏng màu tím
D. Iot chuyển thành dạng lỏng màu vàng.
Đáp án bài tập trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp số | A | D | B | A | A | B | D | C | D | B | C | A |
2. Bài tập Tự luận
Bài 1: Có hai muối NaCl và NaBr được hòa tan vào một dung dịch với một nồng độ phần trăm bằng nhau. Một lượng dung dịch muối phản ứng đủ với dung dịch \(AgNO_{3}\) 8% bằng một lượng 50ml (khối lượng riêng bằng 1,0625g/\(cm_{3}\)). Trong dung dịch, NaCl có nồng độ phần trăm là bao nhiêu?
Đáp số: 1,86%
Bài 2: KF và KCl được chứa trong một lượng 19,05g hỗn hợp phản ứng với dung dịch \(H_{2}SO_{4}\) ở trạng thái đặc thì kết quả cho ra 6,72 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Vậy trong hỗn hợp ban đầu, khối lượng của KF chiếm bao nhiêu phần trăm?
Đáp số: 60,89%
Bài 3: Với một lượng 1,03g Natri halogenua phản ứng hết với dung dịch \(AgNO_{3}\) dư kết quả có được một kết tủa. Đem phân hủy hoàn toàn kết tủa này thì cho ra được 1,08g bạc. X có công thức là gì?
Đáp số: NaBr
Tham khảo thêm >>> Giải bài tập Hóa học 10 bài 25 Sách giáo khoa Flo - Brom - Iot
Với bài Flo Brom Iot, Cunghocvui đã đem lại cho các bạn bài tham khảo tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tự luận cũng như trắc nghiệm đầy đủ nhất. Nếu có đóng góp gì cho bài Flo Brom Iot 10, hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!