Đăng ký

Kết thúc đoạn tả tiếng đàn của người kĩ nữ bến Tầm Dương của Hạch Cư Di

A. ĐỀ BÀI
Kết thúc đoạn tả tiếng đàn của người kĩ nữ bến Tầm Dương, Hạch Cư Dị viết:
Cung đàn trọn khúc thanh tao
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây
Thuyền mấy là đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt dòng sông...
(Tì bà hành)
Theo anh (chị), tác giả diễn tả điều gì trong đoạn thơ trên? Dựa vào đoạn thơ tả tiếng đàn trước đó, anh (chị) hãy tìm ra mối liên hệ giữa tiếng đàn ấy với đoạn thơ này.

B. BÀI LÀM
Một đêm nơi Giang Châu đất khách,-Bạch Cư Dị xuống thuyền tiễn bạn đi xa. Đêm đã khuya, gió thu nơi bãi sông Tầm Dương như càng làm lạnh buồn thêm cuộc chia li vốn đã lạnh buồn. Giữa chừng tiệc rượu, chợt thoáng nghe mấy tiếng đàn tì bà. Người ở lại và kẻ ra đi cùng nấn ná, cho mời người chơi đàn lên thuyền. Từ chối mãi không được, người chơi đàn đành cầm lấy đàn, dạo lên mấy khúc. Đàn xong, tiếng đàn đã dứt mà ấn tượng do tiếng đàn để lại mới kì lạ làm sao:
Cung đàn trọn khúc thanh tao,
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt dòng sông...
4 Lạ thật, đoạn thơ không phải để tả tiếng đàn, chỉ để nói rằng tiếng đàn đã ngừng, thế mà hình như tiếng đàn đến đây mới đạt đến đỉnh cao kì diệu, tột cùng của sự hấp dẫn.
Cả một khúc thanh tao đã đàn trọn rồi, bản đàn đã dứt, nhưng chính trong sự kết thúc ấy, một âm vang đã vút lên: cả bốn dây đàn cùng hòa vào nhau, cộng hưởng với nhau để tạo nên một âm thanh mới: độc đáo, ai oán, đứt đoạn, giòn giã, như tiếng lục bị xé vút lên giữa trời
Bản đàn đã dứt rồi, hết thật rồi, nhưng âm thanh của nó đá dứt đâu. Nó còn ngân lên đâu đó, nỉ non đâu đó trong lòng người. Con người cùng vạn vật vẫn chưa hết xúc động, kinh ngạc đến sững sờ: sao lại có tiếng đàn hay đến thế, có sự kì diệu trong đời đến thế?
Riêng với kẻ lại bị lưu đày này, nhà thơ nơi bến Tầm Dương này, nghe xong khúc đàn, đất trời như trong sáng thêm ra, rộng rãi thêm ra, vầng trăng như càng thêm cô đơn, cuộc đời như càng lặng lẽ và buồn thêm.
Ấn tượng ấy thật là xác đáng.
Bởi đó là những tiếng đàn cất lên từ một thân phận buồn. Chưa hỏi lai lịch nàng, Bạch Cư Dị, với cái từng trải, cái nhạy cảm của nhà thơ, cái đồng điệu có tính chất dự cảm, đã đoán biết nàng là ai. Kĩ nữ mà "tay ôm đàn che nửa mặt hoa", nàng đúng là không phải kĩ nữ tầm thường. Cái dáng e ấp ấy, cái nhan sắc muôn giấu đi ấy đã nói lên nhiều lắm về nàng. Nàng chơi đàn để kiếm sống qua ngày chăng? Sao nàng không lơi lả vô tình như kẻ khác mà lại "Mày chau tay gẩy khúc sầu"?
Rồi tiếng đàn nàng cất lên. Đúng là tiếng đàn tuyệt vời của một bậc tài hoa. Nàng chơi những khúc tuyệt vời lừng danh trong thiên hạ:
Trước Nghè Thường sau thoắt Lục Yêu
Những khúc nhạc ấy, nếu không phải là người thật sự của đất kinh kì, không được học hành cẩn thận, công phu, làm sao có thể chơi được? Thế mà người kỹ nữ này không những biết chơi, lại biêt chơi ở mức độ tuyệt cao của tài nghệ.
Trong tiếng đàn có đủ muôn âm thanh của sợ sống, từ tiếng rào của cơn mưa đổ mau, tiếng nỉ non của một tâm sự buồn, tiếng chim oanh ríu rít trong hoa, tiếng suối chảy thầm thì, tiếng thác gầm dữ dội, cho đến cả những âm thanh ác liệt của chiến tranh.
Ngón đàn của nàng đã đạt đến kỉ xảo của những tay đàn bậc thầy. Tay nàng biến hóa khôn lường, nàng tạo nên những âm thanh kì diệu theo ý muốn, bôn sợi dày dưới tay nàng không còn chỉ là những sợi dây tư mà chứa cả vũ trụ. Và kì lạ thay, cả khi cây đàn nàng im tiếng thì tình trạng vô thanh ấy còn có sức diễn tả hơn nữa.
Dũng người kĩ nữ này là một tay đàn tuyệt kĩ. Tiếng đàn của nàng nhu la hiện thân của chinh nghệ thuật, của cái đẹp tuyệt vời, cái mà mỗi lòng người đều khát khao ước vọng. Nghe những tiếng đàn như thế thật là một hạnh phúc lớn trong đời, hạnh phúc được nhìn thấy cái tuyệt đối, cái đẹp hoàn hảo không tì vết.
Nhưng tiếng đàn đắm say kia cũng là tiếng đàn buồn đến xé lòng người. Tiếng đàn kia lả sự gợi lại tất cả những gì mà mộ, đời người đã phải đi qua: hi vọng, niềm mơ, hạnh phúc, khổ đau, chờ đợi và cả chán chường. Qua tiếng đàn, hẳn người kĩ nữ đã duyệt lại một quãng đời mình vời bao nhiêu tươi xanh cùng bao nhiêu giông bão.
Những tiếng đàn như thê lại được tấu lên giữa một bến sông xa của một miền Giang Châu u tịch, giữa những lau lách đìu hiu, bên một chiếu rượu để rồi người đi kẻ ở, dưới một ánh trăng thu đã xế. Ai trong tiệc ấy, nghe tiếng đàn mà chẳng bồi hồi cảm xúc.
Huống chi Bạch Cư Dị lại có một nỗi lòng riêng không ai chia sẻ. Cung như ngươi kĩ nữ tài hoa từ chốn kinh kì lưu lạc kia, ông là một tài hoa bị rẻ rúng, một phẩm giá bị lưu đày. Trong tiếng đàn ấy, hơn ai hết, nhà thơ cảm nhận được tâm sự của chính mình, thân phận của riêng mình.
Bạch Cư Dị đả tả được những tiếng đàn tuyệt vời. Nhưng tuyệt vời hơn chính là khi ông tả những tiếng đàn kia vừa dứt. Cảm thông được tiếng đàn đến thế, thật chỉ có tấm lòng của thi sĩ Bạch Lạc Thiên.
Nếu trong khúc đàn của người kĩ nữ có những chỗ ngừng lặng tuyệt vời thì bốn câu thơ tròn, đặc biệt là hai câu sau, chính là chỗ ngừng lặng tuyệt vời giữa khúc Tì bà hành. Dừng lại, không nói gì cả về tiếng đàn, nhà thơ đã nói- rất nhiều. Đọc tác phẩm, đến đây, người đọc phải ngừng lại, để ngẫm nghĩ, để cảm nhận cho hết cái dư vị của đời sống nghệ thuật, của điều kì diệu mà nhân loại vẫn gọi là thơ.

Xem thêm >>> Giới thiệu bài thơ "Độc Tiểu Thanh Kí" của Nguyễn Du

Trên đây là bài viết phân tích về đoạn kết của bài thơ "Tì bà hanh" mà Cunghocvui đã sưu tầm gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe