Kể về con thú cưng mà em yêu quý nhất
Kể về con thú cưng mà em yêu quý nhất
Hồi học năm lớp ba, mẹ dẫn tôi về quê ngoại ăn giỗ rồi nghỉ hè luôn Cậu Sung cho tôi con Sáo Mỏ Vàng mới mọc lông mãng. Chiều chiều, tôi xách lồng sáo theo lũ trẻ chăn trâu ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Tôi làm theo lời cậu, tập cho chim ăn mặn để nó không bỏ đi. Chả bao lâu, Sáo Mỏ Vàng đã mọc đủ lông đuôi, lông cánh.
- Cháu phải cát một ít lưỡi thì mới dạy nó nói dược.
- Vì sao lại thế? Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Nghe các cụ bảo vậy.
Cậu tôi cười. Tôi lại làm theo lời cậu, mỗi ngày dạy Sáo tập nói vài ba giờ đồng hồ. Mỗi lần nó nói được một câu mới, tôi lại thưởng cho chú chàng một miếng chuối ngọt lừ hay con muỗm muỗm béo mầm. Sáo Mỏ Vàng khá thông minh. Chỉ hơn mười ngày, nó đã có thể nói được những câu dài sáu, bảy tiếng.
Tiếng lành đồn xa. Thằng Huy Gù (là tên tôi, và vì lưng tôi bị chút tật từ năm lên hai, ngã vào lồng cối gạo!) có con Sáo Mõ Vàng biết nói tiếng người đã lan khắp làng trên, xóm dưới. Không ít người tứ thành phố phóng xe máy chạy mấy chục cây số tới xem. Có ông khách tra gia đến ba chỉ mà bố tôi và tôi nhất định không bán. Bố tôi bảo để nuôi cho vui cửa, vui nhà.
Sáo Mỏ Vàng vẫn thường theo tôi ra đồng. Lũ trẻ con chúng tôi chơi đùa như quỷ, hết trò này sang trò khác, không chán. Sáo Mõ Vàng tha thẩn đi dọc những luống cày, nhặt sâu, bọ hay nhảy lên lưng trâu, bò bắt rận, tìm ve, mòng.
Chiều hôm ấy, có đàn chim sáo lạ từ bờ bắc sông Hồng bay về. Dễ đến dăm chục con. Chúng sã xuống ruộng, nhảy lên lưng trâu, bò, ríu rít bay qua, bay lại. Con Sáo Mỏ Vàng của tôi cứ nghênh nghênh cái đầu nhìn đồng loại với vẻ lạ lẫm và ngơ ngác. Tôi vẫy tay gọi nó:
- Vàng ơi! Lại đây nào!
Nó xoè cánh bay, rồi dậu trên vai tôi, nhưng vẫn nghển cổ nhìn đàn chim đang ríu ran, nhảy nhót trên đồng. Tôi vuốt bộ lông đen mượt của nó vỗ về:
- Đừng buồn nghe cưng! Chiều nay ta sẽ đãi mình một tiệc chuối tiêu trứng cuốc chín vàng!
Sáo hình như không để ý gì đến lời tôi. Đôi mắt đen huyền vẫn tròn xoe nhìn dõi theo bầy chim. Và tiếng gọi của đồng loại đã mạnh hơn con người. Nó vỗ cánh vụt bay về phía đàn sáo, đầu vẫn nghênh nghênh như ngơ ngơ ngác ngác. Đàn sáo lạ thi nhau hót:
- Cheo chét! Chét! oét!!
Hình như bị kích thích, Sáo Mỏ Vàng cũng vươn cổ:
- Nhà có khách! Nhà có khá-ách!
Tiếng nó vang lên khiến đàn chim ngừng bặt, sững sờ.
- Chào các đại ca! Chào các đại ca!!
Con sáo của tôi hót lanh lảnh. Đàn sáo như sợ hãi, giật mình, hốt hoảng bay toả lên. Sáo Mỏ Vàng nhìn theo, nghiêng nghiêng cái đầu. Cái mỏ vàng ha há rồi trong phút chốc nó cũng sải cánh vụt bay theo đàn sáo, vừa bay vừa nói to những câu tôi dạy. Đàn sáo càng hoảng sợ, càng bay nhanh hơn. Tôi cùng hốt hoảng chẳng kém gì đàn sáo, cũng mải mốt vừa chạy theo vừa gọi thất thanh:
- Sao... a! Sáo! S..á..o...ó!
Nhưng nó như chẳng thèm nghe nữa, cứ mải bay theo đàn chim. Thế là mất! Tôi ngồi xuống bờ ruộng thẫn thờ nhìn theo bóng đàn chim lẫn vào đám mây bạc cuối chân trời, lòng buồn như trấu cắn. Hay tin mẹ, tôi xuýt xoa:
- Biết thế, bán quách cho người ta có phải hơn không!
Bố tôi chậc chặc lưỡi sau khi nhả khói thuốc lào mù mịt như màn sương núi:
- Thôi! Thế là cũng giải phóng cho nó thoát sự tù hãm và khỏi phải nói những lời nhạt hoét của con người.
Chị ôm tôi buồn, tiếc, chẳng muôn ăn cơm tối. Lúc nào cũng tưởng tượng con Sáo Mỏ Vàng bây giờ đang vui vầy cùng họ hàng nhà nó ở tận mãi đâu đâu... Thế là một người bạn tốt đã bỏ ta mà đi! Tôi thầm cất lên lời than oán...
Ngờ đâu, một tuần sau, con sáo của tôi lại bay về với bộ lông xơ xác, tả tơi, gầy mõ. Rất có thế đàn sáo kia không chấp nhận nó - một kẻ lạc loài. Bố tôi bảo:
- Chắc cu cậu không quen ăn nhạt.
- Thật tội nghiệp! Mẹ tôi chép miệng, thở dài.
Tôi lại cho Sáo Mỏ Vàng vào lồng, cố bồi dưỡng cho nó, nào chuối tiêu, nào cào cào, châu chấu... Tôi muốn bù lại cho Sáo mấy ngày đói khát trong tự do vừa qua. Nhưng quái lạ, con Sáo trở nên trái tính, trái nết. Nó ăn rất ít, nhất quyết không chịu học thêm một câu, một từ mới nào, dù tôi cố dạy, cố chiều chuộng. Nó cứ ra rả, nheo nhéo, lánh lót nói không ngừng, liên hồi, hết câu này đến câu khác, nhại đi, nhại lại những câu tôi đã dạy.
Một tháng sau, một buổi sáng chớm thu, gió vàng se sắt. Sáo Mỏ Vàng của tôi đã gục chết vì rách họng.
Mẹ tôi rơm rớm nước mắt. Bố tôi thử dài, hút liền ba điếu thuốc lào, phả khói mù mịt như sương núi, lắc lắc mái đầu muối tiêu, im lặng. Chị tôi ghi vào sổ tay:
"Tuổi của Sáo Mỏ Vùng biết nói là hai mươi mốt tháng lẻ sáu ngày một đêm."
Tôi ngẩn ngơ hơn hai tuần lễ, tiếc thương như mất hẳn một người bạn cố tri. Ngậm ngùi chôn Sáo Mỏ Vàng dưới gốc hồng xiêm giữa vườn, đêm đêm, tôi vẫn thường nghe tiếng nó cất lên ai oán trong mưa sa, gió lạnh.