soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục- soạn văn 8
Câu 1: Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản) cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động.
Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ in nghiêng trong văn bản), ta thấy:
- Hành động kịch ở đây đã diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc-đanh tuổi ngoài bốn mươi thuộc tầng lớp giàu có nhưng dô't nát, quê kệch. Bác phó may và một tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông.
Lớp kịch này có hai cảnh:
+ Cảnh đầu là những lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may với bốn nhân vật: bác phó may, tay thợ phụ ông Giuốc-đanh và một gia nhân của ông.
+ Cảnh sau gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ với số nhân vật trước cộng thêm bốn tay thợ phụ nữa nên đông hơn, sôi động hơn trước rất nhiều.
Cảnh đầu có hai người: Ông Giuốc-đanh và bác phố may nói chuyện với nhau. Cảnh sau cũng vậy, cũng chỉ có hai người là ông Giuốc-đanh và một thợ phụ (tay thợ phụ mang lẻ phục đến lúc trước) nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, bốn tay thợ phụ cũng xúm xít xung quanh, ông Giuôc-đanh không phải chỉ đối thoại với một người mà như nói cả với tốp thợ phụ năm người. Vì vậy, cảnh sau đông và nhộn nhịp hơn cảnh trước.
- Cảnh trước chủ yếu là lời đối thoại kèm theo cử chỉ động tác. Còn cảnh sau, có cả cảnh các thợ phụ xúm nhau mặc lễ phục mới cho ông Giuôc-đanh. Vì đó kịch sôi động hẳn lên. Đã thế, cảnh sau còn có nhảy múa và âm nhạc rộn ràng.
Câu 2: Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao?
Ông Giuốc-đanh và bác phó may nói với nhau xoay quanh một số sự việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả, và lông đính mũ, đặc biệt hơn cá là. bộ lễ phục.
Lẽ thường, ai may áo cũng phải may hoa hựớng lên. Nhưng chẳng rõ do dốt nát hay do sơ suất mà bác phó. nhà ta lại may ngược họa. Cũng có thể bác phó cố' tình biến ông Giuôc-đanh thành trò cười. Ông này phát hiện ra điều đó. Nhưng mới vừa nghe bác phó chông chế bịa ra là những người quý phái đều mặc áo ngược hoa là ông đồng ý ngay.
Kịch tính ở đây khá cao. Đang bị chê trách (tức là ở thế bị động) bác phó may đã chuyển sang thế chủ động. Bác tấn công lại bằng hai đề nghị liên tiếp nhau:
- "Nếu ngài muốn thì tôi sệ xin may hoa xuôi lại thôi mà”.
- "Xin ngài cứ việc bảo”.
Thế là ông Giuốc-đanh nhượng bộ và lùi mãi:
- ''Không, không”
- "Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi”.
Ông lảng sang chuyện khác hỏi bộ lễ phục ông mặc có vừa vặn không. Ông Giuốc-đanh lại phát hiện bác phó ăn bớt vải của mình. Ông chủ động trách bác này bằng hai lời thoại:
- "Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng mà 0i đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận đúng ra nó rồi”.
- "Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải”
Bác phó may yếu ớt chông đỡ. Bác đối phó bằng cách lảng qua chuyện khác. Bác hỏi ông Giuôc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục không. Do đang muốn học đòi làm sang, ông Giuốc-đanh chấp nhận ngay: "ừ, đưa đây tôị."
Câu 3: Tính cách và thái độ của ông được thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lồ phục, tay thợ phụ cướp cơ hội tôn xưng ngay ông là ''ông lớn". Điểu này khiến Giuốc-danh tưởng cứ mặc dó sang trọng là nghiễm nhiên trở thành sang trọng, quý phái.
Tay thợ phụ là kẻ ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền. Nắm dược thói học làm sang của chủ nhà, ánh ta dân bước thêm, cứ tôn lên mãi hết "ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông".
Ông Giuôc-đanh luôn nghỉ đến túi tiền của mình. Thây tay thợ phụ không tôn ông lên nữa, nói riêng:
Nó như thế này là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”. Đúng là “danh bất hư truyền”. Thói trưởng giả học làm sang ở ông thật mãnh liệt. Bởi vì ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được làm sang.
Câu 4: Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những điểm nào?
Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở nhiều khía cạnh.
Trước hết là tính cách trưởng giả học làm sang của Giuốc-đanh. Vốn dốt nát và quê kệch, ông này bị mọi người lừa bịp và dễ dàng lợi dụng để kiếm chác. Điều này khiến khán giả cười. Họ cười vì ông Giuốc-đanh ngớ ngẩn đến nỗi tưởng rằnìg phải mặc áo hoa ngược mới là trưởng giả. Người ta cũng cười vì thấy ông này vì muốn mua lấy mấy cái danh hão mà moi mãi tỉền.
Đặc biệt gây cười hơn cả là cảnh ông Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ .lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng lại may ngược hoa mà cứ tưởng mình là sang trọng, quý phái.
Nhân vật Giuốc-đanh và cảnh trên không khỏi khiến ta bất chợt nhớ đến truyện Bộ quần áo mới của nhà văn Đan Mạch là An-đốc-xen.