Hướng dẫn soạn bài Nhớ đồng - Tố Hữu
NHỚ ĐỒNG - Tố Hữu
1. Thời điểm sáng tác: Lúc bị bắt giam
2. Nội dung
- Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng.
- Tiếng hò Huế mang linh hồn của đất nước, quê hương đã khơi dậy trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm mến thương đối với đồng bào, đồng chí và cả quãng đời đã qua của bản thân.
- Tiếng hò trong Nhớ đồng từ chỗ gợi nhớ đã trở thành âm thanh nhức nhối, thúc giục con người.
- Cùng với nỗi nhớ, cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc. Tất cả được tái hiện qua tâm hồn của một con người trong hoàn cảnh bị giam hãm, khao khát tự do nên cảnh sắc quê hương càng trở nên đẹp đẽ, dịu ngọt hơn. Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai do đó bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt và đậm chất lãng mạn.
- Từ đoạn 10 cho đến hết, nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự đến cháy bỏng của tác giả.
=> Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt, trăn trở, réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng và khao khát tự do.
3. Nghệ thuật
Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết khắc khoải trong nỗi nhớ.
4. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.