Đăng ký

Soạn bài ngữ cảnh - Soạn văn lớp 11

1,542 từ Soạn bài

LUYỆN TẬP

• Bài tập 1:

"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" được tác giả sáng tác để đọc trong buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn Tây đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu. Lúc này thực dân Pháp sau khi chiếm được thành Gia Định đã mở rộng đánh chiếm các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công...

"Tiếng phong hạc" là điển tích xưa thể hiện nỗi hồi hộp, lo sợ, thậm chí hoảng loạn trước sự tiến công của kẻ thù. Quân Pháp hung bạo, vũ khí của chúng hiện đại tối tân. Đại đồn Chí Hòa bị vỡ và quân lính triều đình cũng e sợ. Người nông dân nghèo khổ này cũng thế, đâu thể khác hơn. Họ chỉ biết “phập phồng” “trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Là con dân, họ chỉ còn biết trông chờ vào vua quan bậc phụ mẫu của mình. Thế đấy vừa phập phồng vừa trông đợi không chỉ đôi ngày ba bữa mà đến những nửa tháng vời vợi mỏi mòn...

Và tất nhiên không thể nào khác được, người nông dân căm thù bọn cướp nước. Lòng căm thù này mang đậm tính quá trình. Lúc đầu, họ chỉ ghét chúng là loài dị tộc tanh hôi mùi tinh chiên vấy vá. Nhà thơ đã cụ thể hóa cái ghét ấy bằng hình ảnh so sánh “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ” thật hợp với tâm lí nông dân. Dẫu sao cái ghét ấy cũng còn có mức độ. Nhưng rồi do “bữa bữa”, “ngày ngày”, kẻ thù cứ hiện ra ngang nhiên như gai đâm vào mắt với “bòng bong che”, “ống khói chạy”. Vốn căm ghét bọn chúng nên người nông dân chỉ thấy ra một màu nhức nhối, gay gắt “trắng lốp”, “đen sì”. Và trạng thái của sự căm ghét đến đây cũng đã chuyển sang căm thù mãnh liệt “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”...

Bài tập 2 : 

Hiện thực được nói tới trong Hai câu thơ chính là tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng, mà chồng không đến. Tình huống giao tiếp cụ thể là đêm khuya , tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn .

Bài tập 3 : 
Hình ảnh bà Tú được nhà thơ tập trung thể hiện trong bốn câu thơ đầu bài "Thương vợ" :

                   Quanh năm buôn bán ở mom sông,

                   Nuôi đủ năm con với một chồng.

                   Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

                   Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Quanh năm là trọn, cả năm không trừ ngày nào “quanh năm” là không chỉ một năm mà còn hết năm này qua năm khác, cứ thế, cứ thế... vất vả. Mom sông là nơi cheo leo chênh vênh. Cách tính thời gian của sự vất vả, cách nói về hoàn cảnh làm ăn cùng cách nói về việc bà Tú nuôi chồng và nuôi con đã giới thiệu hình ảnh người phụ nữ vất vả đảm đang. Đó là hai câu đề. Còn hai câu trực tiếp đó gợi lên cái cảnh làm ăn tần tảo tội nghiệp hằng ngày của bà Tú. Ca dao nói con cò lặn lội. Tú Xương viết Lặn lội thân cò. Tú Xương viết Lặn lội thân cò. Lối đảo ngữ cùng với việc đổi con thành thân càng xoáy sâu vào sự cực khổ, tảo tần vừa có tính khái quát cao vừa đầy thương cảm. Nếu câu thực dầu nói về sự gian lao thì câu thực sau đề cập cái vật lộn  “Eo sèo mặt nước buổi đò đông” cho thấy cảnh chen chúc đẩy xô của đám tiểu thương như bà Tú trên những chuyến đò ngang qua sông chật chội, bấp bênh, chơi vơi, nguy hiểm...

Bài tập 4 :

Trong bài Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương :

— Hai câu: "Nhà nước... trường Hà" chi phối nội dung là bối cảnh giao tiếp
— Hai câu: "Lọng cắm rợp trời... mụ đầm ra" chi phối nội dung là đối chọi tương phản của hiện thực được nói tới .


• Bài tập 5 :

Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi : “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”. Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi được hiểu là người đó muốn hỏi người kia mấy giờ rồi. Hỏi nhằm mục đích lịch sự. Nếu hỏi thẳng mấy giờ người kia không có đồng hồ thì dễ gây sự khó chịu hơn.