Đăng ký

Hãy bình luận về câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng

3,279 từ

A. PHÂN TÍCH ĐỀ
1.            Kiểu bài: Bàn luận một vấn đề.
2.            Nội dung: Dán cùng một nước phải đoàn kết, yêu thương nhau.
3.            Tư liệu dẫn chứng: Thực tế lịch sử.
• Một ít tư liệu văn học:
Lá lành đùm lá rách.
Chị ngã em nâng.
Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.
                                  (Tục ngữ)
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
                                 (Ca dao)
             Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
                                (Ca dao)
  Quan Sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em.
                             (Hồ Chí Minh)

B. DÀN BÀI
1. Mở bài
Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên tầm quan trọng của vấn đề cần bàn luận.
2. Thân bài
a) Giải thích câu ca dao
•             “Nhiễu điều phủ lấy giá gương" gợi ta tấm lòng che chở đùm bọc lẫn nhau của nhân dân.
•             Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
b) Bàn luận
•             Khẳng định lời khuyên:
- Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó với nhau cả về vật chất, tinh thần và tình cảm.
- Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người dân.
- Đó cũng là cơ sở của làng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu của nhân dân ta.
•             Mở rộng vấn đề:
- Bộc lộ bằng hành động cụ thể
- Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên
- Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, bàng quan trước các biến cố xảy ra ở các địa phương khác
3. Kết bài
•             “Đoàn kết thương yêu nhau” là bài học lớn nhất của dân tộc.
•             Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ.

C. BÀI LÀM THAM KHẢO
Từ nghìn xưa, nhân dân ta đã khẳng định dân tộc Việt Nam là anh em ruột thịt với nhau, là đồng bào nghĩa là cùng sinh ra từ một bọc trứng của mẹ  u Cơ. Do đó, phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy còn biểu hiện trong câu ca dao gợi cảm: Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào?
Trước hết, từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm nhiễu điều bao phủ phía ngoài chiếc giá gương trải qua ngày này tháng kia hứng chịu biết bao bụi bặm bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi sáng trong ngời chiếu. Tác giả vô danh ở đây đà mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy đế ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở sần sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước ta. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết Lá lành đùm lá rách một lòng giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau vươn lên trong cuộc sống.
Mỗi người Việt Nam dầu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cùng đều có mối quan hệ là “người trong một nước”. “Người trong một nước” tuy khác nhau về nguồn gốc, hoàn cảnh và điều kiện sống riêng biệt nhưng vượt lên những cái khác nhau đó, mọi người vẫn có nhiều cái giống nhau, chung với nhau làm nên tình nghĩa. Chung Tổ quốc ấy là tình đồng bào. Chung xóm làng, thôn ấp ấy là tình đồng hương. Chung trường học ấy là tình đồng môn. Chung cảnh ngộ ấy là tình đổng cảnh. Chung một mục đích, một lí tưởng sống ấy là tình đồng chí. Chung một nghề nghiệp ấy là tình đồng nghiệp. Chung một họ hàng ấy là tình đồng tông...
Vượt lên trên các khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn hơn, người ta biết thương yêu, đờ đần, đoàn kết với nhau. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn được biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nước qua mối quan hệ trao đổi về vật chất lẫn tinh thần. Một hạt gạo, một tấm áo đầy nghĩa tình của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào của mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn đang lâm phái cảnh màn trời chiếu đất đều thắm thiết biết bao tình câm nhiễu điều giá gương. Đặc biệt, mỗi khi đất nước có họa ngoại xám, mọi tầng lớp nhàn dân ta ở mọi miền đều xông lên tận tâm, tận lực góp cả sức người sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất của ông cha. Các cuộc kháng chiến chống giặc thù xâm lược từ nghìn xưa đến nay đã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta. Tình đất nước nghĩa đồng bào mồi khi nước nhà gặp cơn nguy biến dược phát huy thắm đượm hơn lúc nào hết. Có thương yêu nhau, người ta mới cảm thấy đau đớn xót xa trước cánh đồng bào mình bị giặc thù tàn hại hay trước sự lầm than của đồng bào mình trong xiềng xích gông cùm của bọn chúng. Chính trong hoàn cảnh ấy, lòng yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên phát huy thành cao trào thể' hiện mạnh mê hằng hành động cụ thể là góp lòng góp sức dẫn đến chiêu đấu và chiến thắng kẻ thù. Tinh thần đoàn kết của nhân dán ta nói theo Bác Hồ đó là một báu vật được gìn giữ truyền đời có sức phát huy tác dụng vượt cả không gian và thời gian.
Lúc nào cũng vậy, tình thương yêu đoàn kết giữa người trong một nước ấy không phải chí có lời nói đầu môi hay chỉ là ước mơ cho nhau được một đời sống vật chất và tinh thần sung túc ấm no mà phải được biểu lộ ra bằng hành động hay việc làm cụ thể và thiết thực. Chính các hành động hay việc làm cụ thể thiết thực ấy làm cho tình yêu thương đoàn kết thắm thiết và cao quý hơn bội phần.
Đất nước Việt Nam có ba miền nhưng vẫn là một. Cần liên kết gắn bó nhau, giúp đỡ nhau từng bước cùng đi lên vững chắc. Khi biết miền nào gặp phải việc không hay, nhàn dân ở các miền còn lại với tinh thần: Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ sẽ cảm thấy xót xa trong cảnh máu chảy ruột mềm thì đó mở lòng ra để góp sức người sức của tương trợ đồng bào mình. Đặc biệt khi quê hương bị giặc ngoài xâm lấn tàn hại, thì chính tình yêu thương đoàn kết của người trong một nước với nhau là cơ sở phát sinh lòng yêu nước, lòng căm hận giặc thù biểu hiện cụ thể thành bão giông, sấm sét, quét sạch bọn chứng ra khỏi bờ cõi của cha ông. Trong các thời kì đất nước bị ngoại bang thống trị, người Việt Nam trước cảnh khổ chung của người dân mất nước, đều có một niềm mong ước chung là quê nhà sớm được giải phóng, do đó, đã thương yêu lẫn nhau, bảo vệ nhau, đoàn kết với nhau, đó đâu chỉ là dõi hói của tình cảm nhiễu điều giá gương mà còn là yêu cầu sống còn trước sự ức hiếp đe dọa của kẻ thù chung.
Thế nhưng trong xã hội khỏng phải không có một ít người cả đời chỉ bo bo nghĩ đến lợi ích riêng một cách vị kỉ của mình. Họ có thể sống phè phỡn trên sự thiếu đói cua bao nhiêu người khác mà vẫn không chút gì xao động. Đó biểu hiện của lối sống ích kỉ, đáng phê phán.
Theo em, câu ca dao trên đã ra đời từ nghìn xưa ngay từ lúc dân tộc mình phải đương đầu với nhiều kẻ thù, đối phó với nhiều tai họa. Do đó, cha ông ta đã tổng hợp biết bao kinh nghiệm sống phong phú qua biết bao năm lao động cực nhọc và đấu tranh cật lực thành câu hát truyền đời. Còn bao câu hát nửa cũng có tác dụng khuyên răn kêu gọi như thê:
            Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Hay:
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Hơn lúc nào hết, mỗi người Việt Nam hiện nay trong giai đoạn phải vượt qua khó khăn gian khổ đế xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, cắn phải suy nghĩ là hành động theo lời nhắn nhủ của câu ca dao mà chúng ta vừa phân tích.

Xem thêm >>> Giải thích câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết bạn học bình luận về câu ca dao: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng" mà Cunghocvui gửi tới bạn. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn, chúc bạn học tập tốt <3