Giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn thông qua tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký
Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Em hãy giải thích và làm sáng tỏ câu tục ngữ trên bằng việc phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu tục ngữ hàm chứa một kinh nghiệm sống dược đúc rút từ ngàn đời của cha ông ta.
Trước hết câu tục ngữ là bài học về nhân sinh, ở đây “đi” có nghĩa là đi đây, đi đó, “đi” còn có thể hiểu rộng ra là con người tự đặt mình trong xã hội, tham gia vào đời sống xã hội. “Khôn” là tri thức, là vốn hiểu bết, là sự trưởng thành chín chắn của một con người. Tóm lại, câu tục ngữ muốn nói rằng: Chỉ có ra ngoài xã hội mở rộng tầm mắt trước sự đa dạng phong phú cúa cuộc sống thì mới trở thành con người hiểu biết, mới biết cách sống đúng đắn. Những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” chỉ là kẻ tri thức nghèo nàn, dốt nát, non nớt...
Tri thức là cái quý nhất của mỗi con người. Người ta không ai không học hỏi, tìm tòi mà lại có tri thức, dù người thông minh bẩm sinh cũng vậy. Chính vì thế mà, để có tri thức, phải có sự học hỏi, tìm tòi.
Học hỏi tìm tòi tri thức ở đâu? Chính ở cuộc đời - trường đại học chân chính nhất. Muốn vậy phải “đi”, khi đã “đi”, đã thực sự sống trong nhịp đập của đời sống, ta sẽ cảm nhận được những số phận, những cuộc đời và sẽ tự mình vươn tới ước mơ khao khát tha thiết nhất của loài người. "Đi" ắt chấp nhận thử thách, vấp ngã, nhưng sau mỗi thử thách, vấp ngã, đứng cậy ta sẽ thấy mình lớn khôn hơn, trưởng thành hơn. Sự cọ sát với cuộc sống làm con người thêm chín chắn. Nếu không đi nhiều thì tri thức sẽ hạn hẹp, thậm chí sẽ trở thành người lạc lõng với thời cuộc và khi bước vào đời không khỏi bỡ ngỡ, bất ngờ và sẽ không cảm nhận hết được ý nghĩa của cuộc sống.
Đọc sách báo cũng là một cách hiểu biết thế giới, cũng là một cách bổ sung tri thức cho mình thêm phong phú, nhưng "trăm nghe không bàng một thấy". Đọc mà không đi, không ứng dụng thì kiến thức sách vở cũng trở nên vô nghĩa. Ngược lại vừa “đọc” lại vừa “đi” thì rất có lợi. Khi ấy ta có dịp khắc sâu vào tâm khảm những điều mà sách vở không thể đem lại, ta có cơ hội thực nghiệm những bài học trong sách để từ đó chọn lựa những tinh hoa, những bài học quý giá cho mình.
Sống là một nghệ thuật, một sự thử thách, mạnh dạn bước vào cuộc đời dù có thất bại cũng giúp ta trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn. Nữa là ở đó ta thu hoạch học tập được rất nhiều. Những điều này hoàn toàn thực tế đối với mọi người, với từng cá nhân, chẳng hạn như anh Dế Mèn trong chuyến “phiêu lưu” mà nhà văn Tô Hoài đã kí.
Chỉ vì chú, vì sự trêu chọc của chú mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt về thói hung hăng, không biết nghĩ của Dế Mèn là bài học đầu tiên không thể nào quên, ám ảnh suốt đời Dế Mèn. Dế Mèn trở nên nhỏ bé, ích kỉ và nhất là tàn nhẫn. Nó cũng nhận ra rằng cần phải đi nhiều.
Nếu như Dế Mèn là người thích đi nhiều để học hỏi, để hiểu biết thì hai người anh của Mèn lại tiêu biểu cho những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Những trang Tô Hoài miêu tả tâm trạng Mèn thương nhớ Trũi là những trang cảm động nhất. Thấm thía câu tục ngữ này bao nhiêu, nhất là qua những chuyến đi học khôn của Dế Mèn - Nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu, ta nhận ra rằng: Phàm làm người, ngoài việc học hỏi qua sách vở còn phải “đi” trong trường đời để rèn luyện nhân cách, mó mang tầm hiểu biết của cá nhân để bản thân vừa có tri thức phong phú, vừa có trái tim nhân ái, hành vi cao thượng.