Đăng ký

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiền- Soạn văn lớp 6

3,245 từ Soạn bài

   Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và cho biết:

 Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?

 Bài văn có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn?

    Tóm tắt đoạn trích: Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn và trở thành một chàng dế thanh niên đẹp đẽ, khỏe mạnh, sức vóc hơn người. Cũng vì thế mà Dế Mèn sinh ra kiêu căng ngạo mạn luôn hung hãng hông hách đối với mọi người xung quanh, hay bắt nạt kẻ yếu và làm nhiều chuyện ngu dại, đáng chê trách. Ví dụ như thấy Dế Choắt ốm yếu thì hay cười nhạo và tỏ ý khinh ghét. Một hôm, Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc khiến chị Cốc nổi giận nhưng chị lại lầm tưởng là Dế Choắt đã dám hỗn xược với chị, chị đã thẳng tay trừng trị Dế Choắt, mổ Choắt quẹo xương sống khiến cậu ta chết. Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn thấy ăn năn, hốì hận vô cùng. Đó cũng là bài học đường đời đầu tiên pủa Dế Mèn.

    Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?

   a. Truyện được kể bằng lời của Dế Mèn, tức là kể theo ngôi thứ nhất.

  1. Bài văn có thề chia làm mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn?
  • Bài văn có thể chia làm hai đoạn:

    Đoạn thứ nhất: Từ đầu đến chỗ "... Thể mới biết, nếu đă trót không suy tinh, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hôi củng không thể làm lại được".

   Đoạn này có nội dung chính là: Dế Mèn tự nói về vẻ mạnh mẽ, cường tráng của mình. Dế Mèn cũng kể những hành động ngông cuồng của mình và thấy hối tiếc về sự ngông cuồng ngu dại đó.

  • Đoạn thứ hai: Từ chỗ "Câu chuyện ân hận đầu tiến ... " cho đến hết.

   Đoạn này nói về chuyện Dế Mèn đã tỏ vẻ khinh thường Dế Choắt rồi bày

ra một trò đùa độc ác khiến Dế Choắt chết. Cái chết này khiến Dế Mèn vô cùng ân hận và đã suy nghĩ nhiều về bài học đường đời đầu tiên của mình.

   Câu 2. Đọc kĩ lại đoạn văn từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”, sau đó:

   a) Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.

   b) Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn. Thay thế một số tính từ đó bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về các dùng từ của tác giả.

   c) Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.

   a) - Các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn: Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt chân, khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Lúc tôi đi bách bộ, cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng ...

 -Những chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn: Thỉnh thoảng ... tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua ... Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai dưa cả hai chân lên vuốt râu. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên rung xuống hai râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm... Tôi cho là tôi giỏi. Tôi quát mấy chị Cào Cào ... khiến ... các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt nhìn trộm. Thỉnh thoảng tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó ...

   -Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn:

  • Về mặt trình tự, đoạn văn này viết theo trình tự: tả hình dáng của Dế Mèn trước rồi mới tả hành động của Dế Mèn sau.
  • Cách miêu tả: Khi miêu tả hình dáng, tác giả miêu tả từng bộ phận trên thân thể Dế Mèn và dùng những hình ảnh so sánh để làm nổi bật lên vẻ cường tráng của Dế Mèn. Khi miêu tả hành động của Dế Mèn, tác giả miêu tả rõ cách diễu võ dương oai của Dê Mèn và nêu ra những hành động  cụ thể như cà khịa với tất cả bà con trong xóm, quát nạt các chị Cào Cào, giơ chân đá ghẹo anh Gọng Vó, khiến cho hình ảnh và tính cách của Dế Mèn càng thêm sinh động, tựa như đang hiện rỗ trước mất người đọc.

   b. - Những tính từ miêu tà hình dáng và tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, phanh phách, ngán hủn hoẳn, phành phạch giòn giã, rung rinh, (màu) nâu bóng mỡ, rất bướng, đen nhánh, (nhai) ngoàm ngoạp, hùng dùng, hãnh diện, trinh trọng, khoan thai, oai vệ, (tôi) tợn lắm, hống hách, xốc nổi, ngông cuồng, tài ba, ghê gớm.

   - Thử thay thế một số từ trên bằng các từ gần nghĩa hoác đồng nghĩa:

Cường trảng : rất khỏe mạnh

Mẫm bóng: mập và bóng lộn

Cảnh ngắn hủn hoẳn: cánh ngắn cũn cỡn

Răng nhai ngoàm ngoạp: răng ngoạm miếng lớn và nhai nghiến ngấu.

Trịnh trọng và khoan thai: nghiêm trang và chậm rãi

Xốc nổi: nông cạn

Ngông cuồng, rồ dại

Hống hách láo : hách dịch bậy

  • Nhận xét: Những từ mà tác giả đã dùng để miêu tả là những từ đã được chọn lọc kĩ càng, có khi là rất sáng tạo (như mẫm bóng, nhai ngoàm ngoạp, ngắn hủn hoẳn) và được đặt đúng chỗ nêu bật được hình dáng và bản tính nhân vật, nếu thay bằng từ khác sẽ làm cho lời văn kém hay.

    c. Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này:

  • Trong đoạn văn này Dế Mèn đã lộ rõ tính cách: kiêu căng, tự phụ, tự cho là mình tài giỏi hơn người nên hay gây gổ với mọi người, hay trêu chọc và ăn hiếp kẻ yếu hơn mình. Tuy nhiên sau khi đã đi quá đà, gây ra cái chết cho Dế Choắt thì Dế Mèn tự nhận ra sai sót của mình và đã biết ăn năn hối lỗi.

   Câu 3: Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu,..)

   Thái độ của Dế Mèn dối với Dế Choắt: Dế Mèn coi thường Dế Choắt vì thấy Choắt ốm yếu, bẩn thỉu, xấu xí. Dế Mèn tỏ vẻ trịch thượng, bề trên nên gọi Dế Choắt là "chú mày". Dế Mèn đã lớn tiếng phê phán, chê bai cách ăn của Dế Choắt với mục đích nói cho sướng miệng chứ không có ý giúp đỡ Dế Choắt.

   Câu 4: Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?

   Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt: Lúc đầu Dế Mèn muốn đùa vui và cũng muốn lôi Dế Choắt vào trò đùa vui của mình. Thấy Dế Choắt tỏ vẻ sợ hãi thì lên giọng "anh hùng" coi trời bằng vung rồi hát ghẹo chị Cốc bằng những câu ca xấc xược. Khi thây chị Cốc tức giận đi lò dò về phía cửa hang thì Mèn ta chui tọt vào hang khiên Dê Choắt bị trừng phạt oan. Khi thấy Dế Choắt nằm hấp hối thì Mèn hốt hoảng  và tỏ ý rất hối hận vì trò đùa ngu dại của mình,  Dế Choắt tắt thở thì Mèn rất thương cảm và ăn năn. Chôn cất Dế Cho xong, Mèn bắt đầu suy nghĩ về bài học đầu đời của mình.

   Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghi, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình."

   Câu 5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?

   Những con vật trong truyện không giống với chúng trong thực tế Vị chúng đã được nhân hóa, đã được gán nhiều đặc điểm của con người nhự kiêu căng, tự phụ, gây gổ, thích trêu chọc người khác, khinh kẻ yếu hơn mình...

   Có nhiều tác phẩm viết về các loài vật, trong đó các con vật trở thành nhân vật chính hoặc phụ và chúng cũng có những cách suy nghĩ, nói năng hành động như người ví dụ như truyện Con hổ có nghĩa, Cóc kiện trời, Đeo nhạc cho mèo

 

shoppe