Phân tích Bài học đường đời đầu tiên
Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn của thiếu nhi. Với những áng văn sinh động, hấp dẫn đã biết bao thập kỉ qua, những tác phẩm của ông đã trở thành món ăn tinh thần của trẻ nhỏ. Và hẳn ai cũng biết đến Dế Mèn phiêu lưu kí - một tác phẩm xuất sắc của Tô Hoài và trích đoạn Bài học đường đời đầu tiên là chương mở đầu cho những biến cố trong cuộc đời Dế Mèn. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm đặc sắc của nhà văn Tô Hoài nhé!
Bài học đắt giá của Dế Mèn
Bài học đường đời đầu tiên
* Các điểm cơ bản
- Tô Hoài là một nhà văn có tài đặc biệt. Dế mèn phiêu lưu kí là truyện viết về loài vật hay nhất trong các tác phẩm viết về đề tài này.
- Tác giả kể theo ngôi thứ nhất (tôi) với giọng văn như hóa thân vào nhân vật Dê Mèn.
- Đoạn trích có 3 nhân vật:
- Dế Mèn có thân hình cường tráng, tinh kêu ngạo, tự phụ.
- Dế Choắt người ốm yếu, bệnh hoạn, biết thân phận minh.
- Chị Cốc.
Sự xung đột giữa chị Cốc và Dế Choắt do Dê Mèn gây ra khiến Dê Choắt chết. Dế Mèn hối hận, và đó là “bài học đường đời đầu tiên” trong chặng đời phiêu lưu của nó.
- Ý nghĩa nội dung: Giáo dục thế hệ trẻ không tự kiêu, hung hăng để khỏi mang tội vào mình.
Soạn bài bài học đường đời đầu tiên
I. Tô Hoài tên thật Nguyễn Sen, sinh ngày 10-8-1920 tại quê ngoại - làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Quê nội ở Cát Động, Thanh Oai, Hà Đông. Gia đình nghèo, dệt lụa thủ công. Năm 1938, ông tham gia phong trào Mặt trận Bình Dân, làm thơ không mấy thành công nên chuyển qua viết văn xuôi. Nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về loài vật ra đời trong giai đoạn này. Với nét nhìn sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, tài miêu tả sinh động và hóm hỉnh, nhất là về miêu tả động vật, nhà văn đã mang lại cho người đọc hình ảnh của một quá khứ nông thôn cơ cực, gieo vào những con người sống sau lũy tre hiền hậu luôn mơ ước cuộc sống tốt đẹp mà Dể Mèn phiêu lưu kí được in vào năm 1941 là một tác phẩm tiêu biểu.
II. Truyện kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. vốn quen sống độc lập từ thuở bé, khi trưởng thành, chán cảnh sống quẩn quanh bên bờ ruộng, Dê Mèn lên đường phiêu lưu để mở rộng hiểu biết và tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Dế Mèn đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ nhiều loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan, nguy hiểm, nhưng Dế Mèn vẫn không lùi bước.
Đoạn văn có ba nhân vật: Dế Mèn, Dế Choắt và chị Cốc. Ba nhân vật này là những nhân vật chính trong sự việc được nhân vật “tôi” (Dế Mèn) kể lại bằng giọng văn tự sự.
Mở đầu phần trích là hai đoạn văn dài miêu tả hình dáng và tính cách của Dế Mèn. Với ngôi kể là “tôi”, Dế Mèn đã tự kế về vóc dáng của “một chàng dế thanh niên cường tráng". Qua ngòi bút của Tô Hoài, những chi tiết chính của hình dạng Dế Mèn chính là những biếu hiện về nét đẹp cùa một thanh niên cường tráng. Các tính từ “ nhọn hoắt, phanh phách” làm tăng vẻ đẹp và sức mạnh của cặp càng; “ phành phạch, giòn giã" làm tăng sự phát triển nhanh chóng của đôi cánh; rồi thêm “to ra, rất bướng, đen nhánh, dài và uốn cong, hùng dũng.." càng làm cho các bộ phận có trên đầu Dế Mèn trở thành độc đáo hẳn lên. Có được những dòng văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn đặc sắc như thê có lẽ nhờ tài quan sát, chọn lựa chi tiết và dùng từ, nghệ thuật so sánh của Tô Hoài.
Những chi tiết ngoại hình ấy cũng rất ăn khớp với đặc tính tâm lí của Dế Mèn. Đi đứng oai vệ, làm dáng “Cho ra kiểu cách con nhà võ". “Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm". Bà con trong xóm là mấy chị Cào Cào, mấy anh Gọng Vó. Táo tợn và cà khịa họ bằng tiếng gáy, bằng mấy cú đá chọc ghẹo nhưng “không ai dám ho he” gì. Bởi vậy mà Dế Mèn cứ tưởng rằng mình “là tay ghè gớm, có thể sắp đứng đầu thiến hạ rồi.” Nhưng đấy chỉ là tính nết của tuổi mới lớn, chưa được tiếp xúc, va chạm với người đời, còn bản chất của Dế Mèn là tốt, biết điều phải lẽ trái và tự sửa mình. Điều này đã được tác giả ghi lại, nhưng là lời tự kiếm điểm của Dế Mèn về tính “hung hăng, hống hách láo” dẫn đến tai họa cho người vô can. Lúc đó, Dế Mèn mới nhận ra “nếu đá trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thề làm lại được.”
Đoạn văn tự bình luận về tính nết của Dế Mèn giữ vai trò chuyển tiếp, giới thiệu khái quát “việc dại dột” đế rồi sau đó kể lại nhăm giải thích rõ “Câu chuyện ân hận đầu tiên mà tôi ghi nhớ suốt đời”. Đấy là chuyện Dế Mèn gây tai họa cho Dế Choắt.
Trước khi kể, tác giả miêu tả hình dáng của Dế Choắt. Trong miêu tả ấy cũng mang thái độ trịch thượng, kẻ cả của Dế Mèn. Dế Choắt “người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chi ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi. trần mặc áo gi-lê”. Có lẽ khó tìm ra một câu văn miêu tả thân hình một thanh niên ốm yếu nào ngắn gọn và súc tích hơn câu trên. Rồi từ đôi càng, râu ria, mặt mũi đều rõ ra cái cơ thế gầy còm, ốm yếu. Cơ thể đã như thế thì tính tình Dế Choát cũng chẳng khá gì, “tính nết lại ăn xổi ở thì”, hay sợ sệt, trái hẳn với cái tính táo tợn, nghịch ranh của Dế Mèn. Hai tính cách ấy bộc lộ rõ ràng trong phần trang miêu tả văn miêu tả trò trêu chị Cốc. Dế Choắt thì: Thưa anh, thế thì... hừ hừ... em xin sợ. Mời anh cứ dùa một mình thôi”.
Còn Dế Mèn thì giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Tôi rình đến lúc chị Cốc ria cánh quay dầu lại phía cửa tổ tối, tôi cất giọng véo von:
Cải Cò, cái Vạc, cái Nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao
Tao hấu, tao nướng, tao xào, tao ăn
Dế Mèn đã chơi trò ném đá giấu tay, hát trêu chị Cốc xong là chui tọt vào hang sâụ. Trong cơn giận, chị Cốc vừa hỏi vừa tìm đứa đã nói cạnh nói khóe mình. Chị thấy Dế Choắt đang lay hoay trong cửa hang, bèn quát hỏi. Thế là Dê Choắt bèn nài nỉ “Lạy chị, em nói gì đâu!”, rồi lủi vào hang. Chị Côc vừa mắng vừa giáng cái mỏ như cái dùi sắt. Dế Choắt bị trúng hai mỏ quẹo xương sống.
Hai tính cách trái nghịch đã được nhà văn miêu tả thật sinh động. Một tay thì nghịch ranh, một tay thì mềm yếu, một tay thì gây họa, còn một tay dù có muốn tránh cũng không khỏi. Sau khi chị Cốc hả giận bay đi, Dế Mèn mới bò lên thăm Dế Choắt. Cảnh gặp gỡ này được nhà văn miêu tả thật cảm động. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp, Dế Mèn “hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối hận lắm! Tôi hối hận lắm!...” thực sự đã làm cho người đọc xúc động về sự hốt hoảng và đau đớn này của Dế Mèn. Rồi sau khi nghe lời khuyên của Dế Choắt, chôn cất và đắp mộ cho người bạn ốm yếu đã chết vì trò đùa thiếu suy nghĩ của mình. Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường dời dầu tiên”. Đây là một hình ảnh thật lắng đọng tạo ấn tượng sầu xa trong òng người đọc về sự ân hận, nghĩ suy của Dế Mèn về sự việc đau lòng đã qua. Phát biểu cảm nghĩ về Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài
III. Tuổi thơ sống gắn bó với những con đường quê, với đồng ruộng, thường ngày nhìn thấy những sinh vật bé nhỏ và nhiều lúc nhờ chúng mà có niềm vui lại có óc tưởng tượng phong phú và tài miêu tả, có lẽ nhờ thế mà Tô Hoài đã biến chúng thành những hình tượng sinh động trên những trang văn. Những Dế Mèn, Dế Choắt, Dế Trũi, bác Xiến tóc, anh Bọ Ngựa,... chị Cóc đều là những nhân vật có suy nghĩ, tình cảm và hành động như con người. Chírh vì vậy bài học từ tác phẩm, nếu có thì người đọc cảm nhận trực tiếp (chứ không phải là gián tiếp) như là bài học từ lời khuyên của Dế Choắt với Dế Mèn trước khi chết: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình đấy”.
Mong rằng bài viết bài học đường đời đầu tiên sẽ giúp ích cho tất cả các bạn!