Giải bài 55.4 Trang 113 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Thí nghiệm:
Nhỏ vài giọt mực xanh vào một cốc nước đầy rồi khuấy cho tan đều thành cốc nước màu xanh nhạt. Chia lượng nước màu xanh nhạt đó vào hai chiếc cốc thủy tinh hình trụ có đáy trong suốt giống hệt nhau sao cho một cốc rất vơi còn một cốc khá đầy. Đặt hai cốc trên một tờ giấy trắng.
Kết quả:
-Nếu nhìn theo hướng phương ngang vào thành cốc thì thấy nước ở hai trong hai cốc có màu xanh như nhau:
- Nếu nhìn theo phương thẳng đứng vào mặt nước trong cốc thì thấy nước ở trong cốc vơi sẽ có màu xanh nhạt hơn nước ở trong cốc đầy.
Giải thích:
Mỗi lớp nước màu coi như một tấm lọc màu. Ánh sáng truyền qua lớp nước màu càng dày thì coi như nó truyền qua tấm lọc màu càng dày nên màu của nó càng thẫm. Vì vậy:
-Nếu nhìn theo phương ngang thì lớp nước màu mà ánh sáng truyền qua trong hai cốc là như nhau.
- Nếu nhìn theo phương thắng đứng vào mặt nước thì khi ánh sáng truyền từ trên xuống, gặp tờ giấy trắng sẽ bị tán xạ trở lại, đi vào nước lần thứ hai, rồi đến mắt. Vì ta coi lớp nước là tấm lọc màu nên ở đây chỉ có màu xanh đi qua được. Tấm lọc màu này có bề dày của lớp nước có trong cốc. Do đó ở cốc đầy nước, ánh sáng phải truyền qua một tấm lọc màu rất dày nên màu xanh của nó sẫm. Còn ở cốc vơi thì ánh sáng truyền qua tấm lọc màu mỏng hơn nhiều nên màu xanh của nó nhạt.
Từ kết quả thí nghiệm trên, ta có thể giải thích được khi nhìn xuống mặt nước biển ta thấy có màu nhưng khi múc nước biển đụng vào một cái cốc ta lại thấy nước biển không có màu xanh nữa vì mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất kém ánh sáng xanh. vừa là một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một các cốc không đủ để làm cho chùm sáng sau khi đi qua nó có màu xanh. Tuy nhiên, khi truyền qua lớp nước biển dày hàng ki-lo-mét rồi quay trở lại thì ánh sáng sẽ có màu xanh thẫm.