Giá trị nội dung và nghệ thuật bài Chí khí anh hùng
Giá trị nội dung và nghệ thuật bài Chí khí anh hùng
Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, người ta lại nhớ đến Truyện Kiều - một tác phẩm mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc, một ngôi sao sáng điểm tô cho nền văn học Việt Nam. Đặc biệt, Chí khí anh hùng là một trong những trích đoạn minh chứng cho sự tài hoa của Nguyễn Du khi chứa đựng nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Hãy cùng đến với bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật bài Chí khí anh hùng.
Tìm hiểu chung về tác giả và đoạn trích
1. Tác giả Nguyễn Du
- Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam.
- Ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn học và làm quan trong triều đình.
- Ông từng được cử đi sứ tại Trung Quốc, sau khi ông ra đi đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng cho hậu thế, trong đó có Truyện Kiều.
2. Đoạn trích Chí khí anh hùng
- Đoạn trích này được trích từ câu 2213 - 2230 trong tập Truyện Kiều.
- Nội dung đoạn trích: Kiều lại bị lừa vào lầu xanh lần thứ hai. Tưởng chừng như cuộc đời nàng đã bế tắc hoàn toàn thì Từ Hải đã xuất hiện và đưa nàng thoát khỏi chốn ô nhục. Cả hai người như hai người bạn tâm giao, rất tâm đầu ý hợp. Nhưng cuộc sống hạnh phúc chưa được bao lâu, Từ Hải lại không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên Kiều, chàng muốn có sự nghiệp lớn để đáng mặt nam nhi. Vì thế, sau nửa năm Từ Hải đã từ biệt Kiều ra đi. Chí khí anh hùng chính là đoạn trích cho thấy chí khí của Từ Hải.
Xem thêm:
Phân tích chí khí anh hùng truyện Kiều
Dàn ý chi tiết phân tích chi khí anh hùng
3. Ý nghĩa nhan đề
- “Chí” là ý chí của con người hướng đến những khát khao, hoài bão lớn lao, “khí” là nghị lực, là tài năng để đạt được mục đích mình hướng đến. Như vậy, chí khí anh hùng chính là lý tưởng, là nghị lực và mục đích cao cả, lớn lao của người anh hùng xuất chúng.
Giá trị nội dung và nghệ thuật bài Chí khí anh hùng
1. Giá trị nội dung:
Đoạn trích chính là sự ca ngợi chí làm trai, chí tang bồng của đấng nam nhi, bậc đại trượng phu, của “kẻ sĩ quân tử”. Trong xã hội xưa, thân là một người con trai thì phải có chí lớn, phải lập được công danh, sự nghiệp hiển hách để lưu danh trong sử sách ngàn đời. Một người con trai không thể chỉ quanh quẩn bên tửu sắc, vì thế Từ Hải sẵn sàng từ bỏ cuộc sống êm đềm, hạnh phúc khi “hương lửa đương nồng” bên Thúy Kiều để ra đi lập sự nghiệp lớn.
Từ Hải đã “động lòng bốn phương”, muốn làm nên sự nghiệp lớn, ý chí lớn lao ấy có thể sánh với “trời bể mênh mang”. Chàng ta khát khao được vùng vẫy, được tung hoành bốn phương, khát khao ấy trở thành một sức mạnh mà không gì có thể cản nổi, kể cả tình cảm đôi lứa còn đang mặn nồng.
Từ Hải ra đi với một khí chất hơn người, với hoài bão lớn lao và niềm tin sắt đá vào tài năng của mình. Đó là lý tưởng cao đẹp của một người hùng mang khao khát sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng
Đoạn trích đã lý tưởng hóa người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ đi cứu người giúp đời. Từ Hải chính là người anh hùng, là kẻ phi thường xuất chúng, quyết làm nên sự nghiệp lớn lao, lấy “bốn bể là nhà”, không sợ những điều tầm thường, nhỏ nhặt.”Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”, với Từ Hải, chỉ khi thành nghiệp lớn thì chàng ta mới là một người anh hùng xứng danh với Thúy Kiều.
Từ Hải và Thúy Kiều dành trọn tấm chân tình và sự tin tưởng vào một tương lai rạng rỡ cho nhau. Đó không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà nó đã thành “tâm phúc tương tri”, cả hai đã hiểu nhau sâu sắc, vì thế mà thông cảm, tin tưởng và chờ đợi nhau.
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích
Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng - một bút pháp đặc trưng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông dùng hình ảnh bao la, rộng lớn của đất trời, vũ trụ để nói về Từ Hải. Từ đó, phóng đại khát khao mãnh liệt làm nên công danh, sự nghiệp của Từ Hải.
Đoạn trích sử dụng cách đối thoại trực tiếp chứ không phải độc thoại nội tâm để bộc lộ sự tự tin, bản lĩnh và ý chí lớn lao của một trang nam tử, một đấng nam nhi, một đại hảo hán đầu đội trời chân đạp đất xưa nay hiếm gặp của Từ Hải.
Đoạn trích là ước mơ công lý của đại thi hào Nguyễn Du, được ông gửi gắm qua hình tượng người anh hùng Từ Hải với dáng dấp tráng chí của một đấng nam nhi anh hùng cái thế. Từ Hải được xây dựng với chí khí phi thường cùng tâm hồn vô cùng khoáng đạt.
Đoạn trích là minh chứng cho ngòi bút đầy sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải bằng bút phát ước lệ gắn với cảm hứng vũ trụ nhằm làm nổi bật chí khí, phong thái ngút trời của nhân vật.
Xem thêm:
Cảm nhận về đoạn trích chí khí anh hùng
Dàn ý phân tích nỗi buồn của Kiều trong chí khí anh hùng
Đó là những giá trị nội dung và nghệ thuật bài Chí khí anh hùng mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài văn mẫu, bài soạn văn khác tại Cunghocvui, bạn nhé!