Đăng ký

Phân tích chí khí anh hùng

1,338 từ

  Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du nổi tiếng với tập truyện Kiều - một kiệt tác văn học, một tác phẩm tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong đó phải kể đến đoạn trích Chí khí anh hùng. Đoạn trích thể hiện trung thành cảm hứng của Nguyễn Du về người anh hùng Từ Hải. Theo dõi bài viết dưới đây của Cunghocvui.com để hiểu thêm về đoạn trích

Đoạn trích Chí khí anh hùng

Đoạn trích Chí khí anh hùng

Phân tích chí khí anh hùng

  Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du nổi tiếng với tập truyện Kiều - một kiệt tác văn học, một tác phẩm tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong đó phải kể đến đoạn trích Chí khí anh hùng. Đoạn trích thể hiện trung thành cảm hứng của Nguyễn Du về người anh hùng Từ Hải.

  Từ Hải là một người anh hùng. Phẩm chất anh hùng đã được bộc lộ qua suy nghĩa và hành động của chàng. là một anh hùng suy nghĩ của Từ Hải cũng khác những người thường. Chí lập công danh sự nghiệp luôn nung nấu trong tâm can người anh hùng này, kể cả hạnh phúc nồng nàn với nàng Kiều xinh đẹp, tài năng cũng không thể làm chàng nguôi quên lí tưởng: 

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Chàng không muốn một người phụ nữ tài sắc như Thúy Kiều phải sống như một phụ nữ bình thường. Từ Hải muốn đối đãi với Kiều cho tương xứng với tầm vóc của nàng. Và hành động, ta thấy Từu Hải dứt khoát, quyết đoán, không do dự: 

- Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

- “Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Điều đáng chú ý là người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích thể hiện thái độ trân trọng Thúy Kiều. Trong khi xã hội vùi dập Kiều thì Từ Hải luôn nghĩ đến việc làm sao để đối đãi với nàng tương xứng với nhan sắc, sắc đẹp và nhân cách của nàng. Ngay từ lần đầu gặp Thúy Kiều, Từ Hải dã có đánh giá Kiều rất cao "Bấy lâu nghe tiếng má đào - Mắt xanh chẳng để ai vào có không". và chàng luôn hành động nhất quán với cách đánh giá này.

Thấu hiểu khát vọng, ý chí làm nên nghiệp lớn của chồng nên Kiều không ngăn cản mà muốn được đi theo Từ Hải để cùng chia sẻ, chăm sóc, làm tròn bổn phận, tình nghĩa của một người vợ cũng là một người ân nhân cứu mạng. Tuy xúc động trước tấm chân tình của Kiều nhưng Từu Hải quyết chí ra đi một mình không muốn Kiều phải khổ sở, phải đến nơi nguy hiểm nên chàng đã từ chối . Để trả lười yêu cầu của Thúy Kiều được cùng lên đường với Từ Hải, chàng nói:

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng binh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

“Bằng ngay bốn bể là nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì”

Trong đoạn thơ trên,Từ Hải bộc lộ rõ phảm chất của người anh hùng qua một loạt lạp luận: Người anh hùng không để cho tình vợ con ràng buộc chí lớn; người anh hùng muốn làm nên một sự nghiệp lớn "có trong tay mười vạn tinh binh - Làm cho rõ mặt phi thường"; người anh hùng vững tin vào khả năng thành công "chầy chăng là một năm vội gì?". Lập sựu nghiệp anh hùng đối với chàng có nhiều ý nghĩa mà một ý nghĩa quan trọng là để có điều kiện đối đãi với Thúy Kiều xứng đáng với phẩm chất của nàng "Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia". Đay cũng là một nét phi thường của người anh hùng Từ Hải vì quan niệm của chàng đối lập hẳn với cái xã hội đã chà đạp lên phẩm giá của Kiều.

Nhân vật Từ Hải được nahf phê bình Hoài Thanh nhận xét: " Từ Hải không phải là một người thực, nhưng Từ Hải cũng không phải là một sự bịa đặt. Từ Hải là một nhân vật anh hùng ca. Từ Hải là một cái mộng. Từ Hải là cái mọng lớn nhất trong đời Nguyễn Du: cái mộng anh hùng". Qua đoạn trích chí khí anh hùng, Nguyễn Du đã kín đáo gửi gắm quan niệm về người anh hùng và ước mơ công lí qua nhân vật Từ Hải.

 

Mong rằng bài viết Chí khí anh hùng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về đoạn trích. Chúc các bạn đạt điểm cao!