Đề bài : Phân tích cái tôi trữ tình của tác giả trong bài thơ “Tràng giang”
Đề bài
Đề bài: Phân tích cái tôi trữ tình của tác giả trong bài thơ Tràng giang
Hướng dẫn giải
Bài làm
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trảo Thơ mới với cái “tôi” trữ tình độc đáo, không lẫn lộn với bất kỳ tác giả nào. Thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám với nồi buỗn sầu mênh mang, ẩn chứa những tâm sự thầm kín với đời, và với đất nước. Bài thơ “Tràng giang” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách đó và phần nào lột tả được cái tôi trữ tình Huy Cận.
“Tràng giang” là bài thơ được lấy cảm hứng từ một dòng sông, với điểm nhìn mới mẻ, tác giả đã gửi gắm vào đó những tâm sự không phải ai cũng thể hiểu. Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã hé lộ cho người đọc về cái “tôi” u buồn, mang nỗi sầu nhân thế của tác giả. Dường như hình ảnh con sông dài mênh mang và bầu trời cao rộng vô biên đã khiến tác giả thấy mình trở nên nhỏ bé và hiu quạnh. Người đọc bắt đầu thấm thía cái tình, cái tôi riêng biệt của Huy cận khi nghĩ về người, về đời.
Giọng văn buồn man mác với khung cảnh thiên nhiên u ám, đẹp nhưng buồn, một nỗi buồn không tên đã càng khiến cho Huy Cận thấy mình lạc lõng, chơi vơi:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Một bức tranh thiên nhiên đẹp, có cảnh sông nước mênh mang, có con thuyền nói xuôi mái rất thi vị nhưng “củi một cành khô” lạc vào câu thơ khiến cho nó trở nên buồn man mác. Phải có một cái nhìn tinh tế và tấm lòng đa sầu, đa cảm khiến cho Huy cận thấy mình dường như bị nuốt chửng giữa thiên nhiên rộng lớn, mệnh mông như thế. Cái “tôi” Huy Cận trở nên chơi vơi, lạc lõng và nôi trôi không phương hướng.
Chắc hẳn người đọc sẽ nhận ra được tâm sự của Huy Cận đằng sau những con chữ. Đó là một nỗi niềm thương cảm và xót xa cho chính cuộc đời của mình.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
Ở khổ thơ này thì bóng dang và âm thành của con người và cuộc sống đã bắt đầu xuất hiện nhưng dường như nó còn rất mờ nhạt, chỉ là một chấm nhỏ bé xíu giữa cuộc sống chỉ toàn nỗi buồn phiền như thế này. Những hình ảnh ‘cồn nhỏ”, “chợ chiều”, “sông dài” như cứa sâu vào tâm hồn nhiều xúc cảm của tác giả những dư vị nhạt nhẽo của cuộc sống. Huy Cận buồn, một nỗi buồn gửi gắm vào thiên nhiên, đất trời. Nỗi buồn ấy như tan ra, quyện chặt lấy tâm hồn đang cần được chở che của tác giả.
Ông cô độc trong chính cuộc sống của mình, thiên nhiên bao trùm lên là một nỗi buồn không biết san sẻ cùng ai. Đây chính là một sự cảm nhận khác biệt của Huy Cận về thiên nhiên, tiêu biểu cho phong cách thơ ông trước cách mạng tháng Tám.
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng’
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Hình ảnh những cánh bèo nổi trôi vô định trên dòng sông dường như khiến cho tâm hồn tác giả thêm buồn mênh mông. Huy Cận khát khao được yêu thương, được bao bọc nhưng thiên nhiên hờ hững, lòng người lạnh nhạt khiến chính nhà thơ rơi vào bế tắc.\
Khổ cuối cùng của bài thơ dường như đẩy lên đỉnh điểm cái “tôi” nhân vật rất đặc trưng của Huy Cận:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Tâm sự nhớ nước, thương nhà thầm kín khiến cho chính bản thân tác giả rơi vào bế tắc và hoang mang. Người đọc tưởng tưởng được khung cảnh “chiều sa” ở đây chới với đến não nề. Tâm sự và tình cảm không biết gửi gắm cùng ai, chỉ thấy buồn và sầu mênh mông.
Huy Cận với tấm lòng đa sầu đa cảm gửi gắm trong những vẫn thờ buồn khiến cho chính mình hụt hẫng, chới với. Nỗi buồn đan tiếp nỗi buồn, hòa vào thiên nhiên đất trời dư vị cuộc sống buồn và nhạt.
Như vậy cái tôi trữ tình của Huy cận trong bài thơ “tràng giang” khiến người đọc thổn thức và đồng cảm