Đăng ký

Hướng dẫn học về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

1,893 từ

KlỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiểu)


1.    Vị trí và kết cấu đoạn trích
Đọan trích này nằm ở phần thứ hai của truyện. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Thuý Kiều đã tự tử nhưng không chết. Sợ mất cả vốn lẫn lãi, mụ Tú Bà xảo trá vờ hứa hẹn đợi Thuý Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng. Mụ đưa Kiều ra an dưỡng ở lầu Ngưng Bích để chuẩn bị đẩy nàng rơi vào một âm mưu mới, hồi buộc nàng phải ra tiếp khách cho mình.

Có thể phân chia đoạn trích theo bố cục sau:
-     Sáu câu thơ đầu: khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
-    Tám câu thơ tiếp: nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu, cha mẹ.
-    Tám câu thơ cuối: tâm trạng Thuý Kiều được thể hiện qua bức tranh tâm cảnh.

2.    Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích
       Không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:
- Kiều bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích: khoá xuân.
- mênh mông, chống chếnh của không gian tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trũng gần, bốn bề bát ngát, xa trông, non xa, trứng gần... Đúng là: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
- Bao nhiêu cảnh trồng, máy sớm dèn khuya biểu đạt sự quay vòng của thời gian. Cùng với những hình ảnh gợi tả không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng nhấn đậm hơn tình cảnh cô đơn, buồn bã của Kiều.

3.    Nỗi nhớ thương của Kiều
-    Kiều nhớ tới Kim Trọng, tưởng tượng ra cảnh chàng Kim cũng đang nhớ về mình, mong ngóng mà vẫn bặt tin:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ

Vì tình yêu nên Kiều đau đớn, xót xa, tủi phận:

Bèn trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

-    Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin con: Xót người tu của hôm mai, ngậm ngùi vỉ tuổi già trước sự khắc nghiệt của thời gian. Day dứt vì mình không được ở bên để báo đáp công ơn sinh thành: Quạt nồng ấp lạnh biết ai đó giờ.
Nguyễn Du để Kiều nhớ tới Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật trang cành ngộ cụ thể, đảm bảo tính chân thực cho hình tượng:

+ Trong tình cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, lại ép tiếp khách làng chơi nên hiện trạng tâm lí Kiều là nỗi đau đớn về “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, là nỗi buồn nhớ người yêu, nuối tiếc mối tình đầu đẹp đẽ.
+ Kiều đã hi sinh thân mình vì đạo hiếu, khi lâm vào tình cảnh đáng thương, nàng lại một lòng nhớ đến Kim Trọng, nhớ thương cha mẹ, quên cả cảnh ngộ của mình.

4.    Tâm trạng Thuý Kiều được thể hiện qua bức tranh tâm cảnh
Ở tám câu thơ của đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh được miêu tả không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tình là đích của sự miêu tả. Đoạn trích này là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho nghê thuật ấy, nhất là sự vận dụng thành công trong tám câu thơ cuối đoạn.

Trong những câu thơ này, cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật, cảnh vật thể hiện tâm trạng.
- Sắc thái của bức tranh thiên nhiên thể hiện từng trạng thái tình cồm của Thuý Kiều:

+ Nhớ thương cha mẹ, quê hương, cảnh vật là:

Buồn trông của bể chiếu hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buổi chiều thường gợi nồi buồn nhớ bâng khuâng, đối diện với cái mênh mông của biển cả lại càng thấy cô đơn, rợn ngợp hơn. Và hình ảnh “cánh buồm xa xa” gợi những nẻo đường về với quê hương xứ sở.

+ Nhớ người yèu, xót xa cho tình duyên lờ dở, tủi buồn cho số phận thì cảnh gợi những vật chia lìa, chìm nổi:

Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trồi man mác biết là về đâu.

+ Buồn bã, chôn chân với chuỗi ngày đơn điệu, tẻ nhạt chốn lầu xanh:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

+ Từ thực tại đau buồn, Kiều có một dự cảm hãi hùng về tương lai đầy sóng gió:

Buồn trồng gió cuốn một duyềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Những từ láy đã góp phần thể hiện tâm trạng của nhân vật. Cụm từ Buồn trông (Nguyễn Du mượn trong ca dao) lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nổi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên.

Từng chi tiết, hình ảnh khung cảnh thiên nhiên đều mang đậm trạng thái tình cảm của Thuý Kiều. Mỗi cành là mỗi tình, song tất cả đều buồn thương, đúng là: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

shoppe