Đăng ký

Hướng dẫn học về đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích

4,170 từ

Không chỉ là bậc thầy trong tả người, Nguyễn Du còn có biệt tài trong tả cảnh. Khung cảnh ông miêu tả đã đạt đến mực mẫu mực, cổ điển, nói lên tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Tình và cảnh trở thành hai yếu tố bổ sung làm nên chất riêng cho sáng tác Nguyễn Du. Và tình cảnh ấy đã được ông kết hợp hài hòa để phản ánh tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Kiều ở Lầu Ngưng Bích

I.    Ngoài hình ảnh Trương Chi, ước lệ của các nhà văn xưa là "đẹp người đẹp nết". Các vị túc nho thuở trước thường là những người am hiểu không chỉ chữ nghĩa của các thánh hiền mà còn cả đến khoa nhìn người đoán số phận (nhân tương học). Trong "Truyện Kiều", hình như cụ Nguyễn Du cũng đã dùng hai điều trên để xảy dựng nhân vật, trong đó có Thúy Kiều. Kiều đẹp tuyệt trần, tài hoa hiếm thấy, nhưng tài hoa ấy đã phát tiết ra ngoài khi nàng:

Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên hạc mệnh lại càng não nhân.

Phần đầu của thiên bạc mệnh ấy là oan gia khiến Kiều phải dứt tình. Đời Kiều đang ở phần thứ hai của thiên bạc mệnh: bị Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa dối, bị đưa vào lầu xanh ô nhục khiến nàng quyết định chấm dứt đời mình, nhưng lại được cứu sống. Tú Bà đâu phải là thỏ non mà là con cáo già giữa chốn kinh doanh sắc đẹp, mụ đâu thể nào để mất toi mấy trăm lạng vàng. Mụ đã dùng lời ngon ngọt dỗ đành, hứa gả Kiều vào nơi tử tế và đưa Kiều đến lầu Ngưng Bích. Giữa khung cảnh tịch liêu nhưng tuyệt đẹp này, Kiều quay quắt nỗi nhớ, hãi hùng trước bóng tối của tương lai.

Phân tích Kiều ở Lầu Ngưng Bích của địa thi hào Nguyễn Du

II.    Sáu câu thơ đầu mô tả cảnh đẹp và tâm trạng của Kiều trước cảnh đẹp ấy. Với chúng ta, bức tranh ấy có cả nàng Kiều đang bị "khóa xuân", bị cấm cung, không được ra khỏi nhà, nhưng với Kiều thì bức tranh được vẽ bởi những nét chấm phá đơn sơ, tĩnh nhiều hơn động của hoàng hôn sắp về. Cái khéo của nhà thơ là dùng ngôn ngữ diễn đạt hiện thực của tầm mắt nhìn chứ không miêu tả hiện thực của sự vật ở trong tranh. Trước mắt Kiều:

vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Hồn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Bức tranh không có nhiều chi tiết, màu sắc không tươi, không sinh động như bức tranh chị em Kiều đi du xuân và hình như màu xanh của núi, ánh vàng của trăng, màu của cát... pha chút sắc đen buồn lắng của đất biển về chiều. Kiều không phải vừa mói đến, ít nhất là nàng đến từ hôm qua mới có thể cô đơn, chán ngán, buồn tủi với “mây sớm, đèn khuya". Bây giờ, chiều đang dần rơi, một mình buồn dạo lầu không mơi phát hiện ra cảnh đẹp của trơi đất để rồi cảm thây mình:

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng

Nhưng trước cảnh đẹp ấy, tình đã có phần nặng hơn. Cảnh đẹp trước mắt chìm dần vào nỗi nhớ... Trước hết, Kiều:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những ngày trông mai chờ.

Nàng đang nhớ đến chàng Kim, nhớ đến người hôm ấy.

Vừng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Có thể lúc này Kim Trọng đã trở lại nhà xưa, và đang ngày ngày ngóng trông tin nàng, còn nàng thì đang góc biển bơ vơị đang buồn tủi, hổ thẹn với lòng chung thủy của chàng, của người con gái như nàng.
Nỗi nhớ ấy chưa qua, nỗi nhớ khác lại đến. Kiều lại:

Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Bốn câu thơ dựa vào ý của lời xưa, điển cũ khó hiểu nhưng súc tích. Mẹ thường tựa cửa chờ con, hình ảnh ấy luôn ghi khắc trong tim của đàn con nhỏ. cha - Mẹ nóng nực vào mùa hè thì con quạt, lạnh lẽo vào mùa đông thì con phải sưởi ấm. "Quạt nồng ấp lạnh" mượn nghĩa trong kinh lễ: “Đông ôn nhi hạ lãnh”. Sự thương cha nhớ mẹ của Kiều còn được diễn đạt bằng điển tích "Lão Lai tuổi đã ngoài bảy mươi vẫn mặc áo sặc sỡ, chơi trò trẻ nhỏ giả bộ té, khóc để cha mẹ vui trong tuổi già..."


Nhìn về phía non xa... Kiều nhớ thương người yêu, cha mẹ. Càng nhớ thương càng buồn. Giờ đây thì Kiều:

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Không có chữ “buồn trỏng’’, thì hai câu thơ vẫn niang giọng điệu buồn, nhờ của Kiều. “Cửa bể chiều hôm’’, một hình ảnh mà người yêu thơ, yêu hội họa không cần tường tượng nhiều mới thây hết cái nên thơ, huyền ảo của nó. Dĩ nhiên người đọc sẽ tự hói: “Ai buồn, ui trông?”. Và lúc ấy, người đọc hiểu ngay trong cái đẹp, cái nên thơ huyền ảo kia bàng bạc những buồn! Sau giây phút đơn đau khôn lường của đời con gái, sau lần tự tử hụt, Kiều đang ngồi nơi đây, một mình. Nàng làm bạn với ai? Tất cả những kẻ kia chỉ là bọn giả nhân giả nghĩa. Chỉ còn có thiên nhiên. Nàng chợt nhận ra ở ngoài khơi “thuyền ai thấp thoáng". Cái hình ảnh di động đưa ngươi đi. ngươi về như đồng cảm với tâm trạng của Kiều. Hình ảnh lúc ẩn hiện của cánh buồm kia đã chập chờn lại cô đơn, cô đơn như Kiều đã vơ võ ở lầu Ngưng Bích. Nhưng thuyền sẽ về với bến, còn Kiều thì biết về nơi đâu?

Hai câu thơ mang hình ảnh buổi chiều đẹp, thanh vắng nhưng lại đượm buồn bởi tâm trạng của con người. Nỗi buồn của Kiều không dừng lại ở đó, nó như con nước xoáy quyện sâu vào tâm tư của nàng. Tố Như viết tiếp:

Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Nhà thơ đã mượn hình ảnh bên ngoài để diễn đạt nội tâm của Kiều. Nhìn thấy “hoa trôi”, Kiều lo buồn cho tương Ịai, thân phận đen tối của nàng.

Thân tình làm sao ở cách chọn từ cho hợp vân, trọn nghĩa!. Thoáng hình ảnh “xa xa” thì đã thấy “ngọn nước mất sa", một hình ảnh gần. Một hình ảnh tình cờ như báo hiệu cho người đọc chú ý đến một chi tiết, một hình ảnh khác trong một hình ảnh "ngọn nươc mới sa" ấy. Và điều ấy đã đến. Hình như hoa cũng biết “man mác” buồn như thân phận của mình. Nhìn hoa bị sóng dập, cát vùi Kiều không thể không liên tương đến hoàn cảnh hiện tại, và tương lai của nàng. Mới hôm nào đó, Kiều sống trong hoàn cảnh:

Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

thì bây giờ đã phải sống một mình cô đơn cùng với nỗi đau bị Mã Giám Sinh, Tú Bà lừa, hành hạ. về đâu, tương lai của Kiều?!

Kiều ở Lầu Ngưng Bích

Kiều ở Lầu Ngưng Bích

Chỉ một hình ảnh “hoa trôi” trong nước, cụ Tố Như đã tiên đoán số phận bọt bèo của nhân vật. Nhớ gia đình, người yêu, nghĩ đến thân phận đen tối của mình từ những hình ảnh trên biển, Kiều lo sợ, muốn tránh những hình ảnh gợi buồn kia. Nhưng...

Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Kiều ở lầu Ngưng Bích trong buổi quá nửa chiều-qua ngòi bút miêu tả của nhà thư ở bốn câu trên đã buồn, thêm vào hai câu này lại càng buồn, càng quạnh quẽ hơn. Kiều trông xa rồi lại trông gần. Trông vời cửa bể; trông ngọn nước liếm bờ, nay Kiều lại trông vào “nội cỏ” vọng nhớ quê nhà vời vợi nghìn trùng. Nếu chỉ có “nội cỏ” thì chưa có gì đáng nói nhưng khi có thêm định tố “dàu dàụ” thì hình ảnh “nội co” trở nên nặng nề, héo úa cỏ mà “dàu dàu"? Đúng là nghệ thuật nhân hóa tài tình của Nguyễn Du. Chừng như cả biển cỏ cây sắp úa tàn vì nắng hạn kia đang khắc khoải cũng như Kiều đang bị tách rời khỏi quê nhà yêu dâu, sống vò võ một mình cùng với quá khứ hãi hùng. Nhà thơ đã gắn thiên nhiên vơi tâm trạng của nhân vật: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", một trong những đặc điểm miêu tả cảnh cửa Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Câu “chân mây...” có âm hưởng nhè nhẹ với thanh bằng ngang chiếm ưu thế nhưhg không để diễn tả một tâm trạng đã qua rồi âu lo mà còn làm tăng thêm bơi hai từ “một màu". Tất cả như mở ra một không gian bao la hiu quạnh và không một đổi thay, chẳng thấy bóng người. Một màu “xanh xanh" kia chừng như là hoàng hôn lạnh vắng, hoàng hôn phủ kín đường về, một hoàng hôn đời Kiều không lối thoát. Hoàng hôn trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan cũng man mác buồn, nhưng dù sao vẫn còn:

Tiếng ếch xa dưa vẳng trống dồn,
Gác mái ngư ông về viễn phố.

Nghĩa là còn bóng người, còn âm thanh... vẫn còn hương mơ, vẫn còn sự sống chứ không chơ chết, bê tắc như hoàng hôn của cuộc dơi Kiều.
Sống giữa bức tranh thê lương, âm thầm dó làm sao Kiều không lo sợ? Kịp khi:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Thì đúng là Kiều đang hãi hùng lo sợ cho một hiện tại hàm chứa tương lai đen tối, não nề. Ai đã từng ở biển ắt sẽ nhận ra sức gió hoàng hôn.. “Gios cuốn mặt duềnh" nào ai thấy được nếu không có con sóng bạc đầu vươn dậy từ mặt biển bao la lăn dài vào bờ cát đá? Các giác quan của nhà thơ quả là vô cùng tinh tế! Lại càng tinh tế hơn khi liên tưởng đến nàng Kiều. Gió cuốn, sóng gào thét dữ dội đến đâu cũng là hiện tượng tự nhiên vô tri, vô giác. Nhưng khi có sự hiện diện của con người thì giơ và sóng như có tâm hồn, nghĩa là giơ và sóng có ý nghĩa hẳn lên. Kiều đang trong tâm trạng buồn lo. Tâm trạng ấy tăng theo thời gian cũng như gió và sóng, càng gần hoàng hôn, gió sóng càng mạnh cũng như Kiều càng gần hoàng hôn càng cảm thây cô đơn, quạnh quẽ, buồn lo. Cả hai nào có kém gì! Tiếng sóng ầm ầm tự nhiên đã ập vào lòng Kiều, bao quanh như chực cuốn Kiều vào vùng xoáy... Tiếng sóng ấy đã đưa Kiều về với thực tại, một thực tại hãi hùng đến lột đinh nàng mơi mắc mưu Tú Bà mà đi theo Sở Khanh... bước vào nỗi truân chuyên khác càng thảm khốc và tồi tệ hơn nhiều!

Đoạn thơ như lời dự báo số mệnh lênh đênh, cực nhọc của người con gái tài sắc vẹn toàn. Ca tám câu thơ cuối, từng cặp đều sử dụng điệp từ nhuần nhị. Ngữ điệu buồn ở sáu câu đầu nhưng ơ hai câu sau lại vào tiết tấu mạnh thật phù hợp vói tâm trạng của con người bị giam lỏng trong hoàng hôn. Nguyễn Du là nhà thơ lài hoa nhất trong nghệ thuật tả cảnh lồng tình, tình và canh trong đoạn thơ trên như chan hòa làm một, khiến người đọc càng xót xa cho thân phận của Kiều. Cuộc đời như “Kiều” thì thời nào cũng có nhưng rõ ràng nguyên nhân mó đầu chuỗi ngày truân chuyên thì đã khác xa Kiều, vấn đề còn lại ấy là những phụ nữ đang chìm trong bóng tối có nghị lực vươn tìm ánh sáng!

Cảm ơn cụ Nguyễn Du đã cho chúng ta được thường thức những dòng thơ hay. Khi đọc những dòng thơ ấy, chắc ai cũng rung động như nhà thơ Tố Hữu:

Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như đất nước vọng lời ngàn thu

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

shoppe