Đăng ký

Chuyên đề lý thuyết lưu huỳnh chính xác nhất - Hóa học 10

Trong bài viết này Cunghocvui gửi đến bạn những lý thuyết và bài tập chương oxi lưu huỳnh, cùng đi vào tìm hiểu lưu huỳnh là gì, lưu huỳnh có độc không, tính chất hóa học của lưu huỳnh, ứng dụng của lưu huỳnh hay lưu huỳnh hóa trị mấy ngay thôi.

Chuyên đề lý thuyết lưu huỳnh chính xác nhất - Hóa học 10

I) Lưu huỳnh

Để trả lời cho câu hỏi lưu huỳnh là gì, lưu huỳnh có độc không, ứng dụng của lưu huỳnh hay lưu huỳnh hóa trị mấy thì ta sẽ đi vào tìm hiểu về tính chất vật lí và tính chất hóa học của lưu huỳnh.

1) Tính chất vật lí

- Lưu huỳnh ( S ) là chất bột màu vàng, không tan trong nước.

- Có 6e lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm 2e, thể hiện tính oxh mạnh nhưng vẫn yếu hơn oxi.

2) Tính chất hóa học

a) Tính oxi hóa

Lưu huỳnh có thể có các mức oxh sau: -2, 0, +4, +6

- Tác dụng với \(H_2\)

\(S + H_2 \rightarrow H_2S\)

- Tác dụng với kim loại

  • Lưu huỳnh tác dụng được với nhiều kim loại và tạo ra muối sunfua
  • Các phản ứng hầu hết xảy ra ở nhiệt độ cao: \(S + 2Na \rightarrow Na_2S\)

- Tác dụng với Hg: vì lưu huỳnh tác dụng ngay ở điều kiện thường nên thường được dùng để khử độc thủy ngân.

b) Tính khử

- Tác dụng với oxi

\(S + O_2 \overset{t^0}{\rightarrow} SO_2\)

- Tác dụng với chất có tính oxh mạnh

\(S + 2H_2SO_4(đ) {\rightarrow}2H_2O + 4NO_2 + SO_2\)

3) Tác dụng và tác hại của lưu huỳnh

- Tác dụng:

  • Là nguyên tố tự nhiên có trong thịt, cá, trứng và cung cấp acid amin cho cơ thể người.
  • Lưu huỳnh nguyên chất được sử dụng để sấy và chống mốc, phòng bệnh hại cho cây trồng.

- Tác hại: Cơ thể con người nếu cung cấp lưu huỳnh vượt quát ngưỡng sẽ gây hại cho sức khỏe.

4) Những ứng dụng của lưu huỳnh

Lưu huỳnh là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, trong đó

- Chiếm nhiều nhất là để sản xuất \(H_2SO_4\) (khoảng 90%)

- Sản xuất chất tẩy trắng bột giầy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, lưu hóa cao su, chế tạo diêm chiếm khoảng 10%.

II) Luyện tập bài tập chương oxi lưu huỳnh

Câu 1: Ở điều kiện nhiệt độ thường, oxi và ozon có oxh được Ag không?

A. Được

B. Không

C. Chỉ oxi mới oxh được Ag

D. Chỉ ozon mới oxh được Ag

Đáp án: D

Câu 2: Cho các cặp chất: \(Ag - O_3; CO-O_2; Mg-O_2; CO_2-O_2\), hỏi có bao nhiêu cặp chất tác dụng được với nhau?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 3: An làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, biết rằng hơi thủy ngân rất độc nên An đã dùng một chất để làm sạch thủy ngân trước khi gom lại mang đi vứt. Hỏi chất An đã dùng để làm sạch thủy ngân là?

A. Lưu huỳnh

B. Muối ăn

C. Cát

D. Vôi sống

Đáp án: A

Câu 4: Trong một buổi học, A và B có tranh luận với nhau về vấn đề lưu huỳnh có độc không như sau:

            M: Lưu huỳnh là một chất rất độc, hơi lưu huỳnh có thể gây hại đến cho sức khỏe

            N: Lưu huỳnh không độc hại.

Vậy hỏi đâu là lời tranh luận đúng?

A. M đúng

B. N sai

C. M và N đều đúng

D. Cả hai đều sai

Đáp án: D

Câu 5: Cho hai lọ khí mất nhãn là \(H_2S\) và \(CO_2\), hỏi rằng sử dụng thuốc thử nào để phân biệt?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch NaCl

C. Dung dịch \(Pb(NO_3)_2\)

D. Dung dịch \(K_2SO_4\)

Đáp án: C

Trên đây là bài viết về chuyên đề lý thuyết và bài tập chương oxi lưu huỳnh mà Cunghocvui gửi đến bạn, đừng ngần ngại mà để lại những ý kiến thắc mắc của bản thân ở phía dưới comment. Và thấy hay thì hãy like và share nhé!

shoppe