Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ Văn 12
BÀI LÀM
Con sông Hương thơ mộng của xứ Huế đã làm ngẩn ngơ không ít những tâm hồn nhạy cảm và cũng làm “khổ” không ít bậc nghệ sĩ tài hoa. Ta bắt gặp sông Hương ở muôn mặt của nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, hoạ. Đến với bút kí Ai đã dặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường một lần nữa ta cảm nhận vẻ đẹp sông Hương và sự đam mê của tác giả khi viết về dòng sông.
Bài bút kí đưa ta về với cội nguồn con sông Hương của xứ Huế phát hiện những vẻ đẹp đẩy chất thơ khi nó chảy qua những vùng đất khác nhau, làm cho ta càng thêm yêu con sông của xứ sở từ lâu đă đi vào tâm thức của mỗi người Việt Nam, không riêng gì những người quê ở đất cố đô.
Đoạn trích học gồm 5 phần:
- Mở đầu, gợi cảm xúc để đến với dòng sông Hương.
- Vẻ đẹp của sông Hương ở nơi đầu nguồn, vùng thượng lưu.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào thành phố Huế.
- Kết thúc bài kí: huyền thoại về sông Hương nói lên sâu sắc ý nghĩa của nhan đề bài kí.
Bài bút kí cũng chảy như một dòng sông theo mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Vì vậy, ở đây, cũng sẽ phân tích văn bản đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? Liền mạch từ đầu đến cuối để có một cảm nhận toàn vẹn và nhất quán về vẻ đẹp của con sông Hương, (trong đó có vẻ đẹp riêng khi nó chảy qua các vùng đất khác nhau như đã nói trong các phần trên đây).
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và chính luận, sử thi hoá lịch sử và khám phá chiều sâu văn hoá của đối tượng. Chất trữ tình trong bút kí của ông xuyên thấm vào tất cả và thăng hoa thành chất thơ của ngôn ngữ.
Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút kí mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết bằng tất cả tình yêu say đắm với sông Hương đẹp và dịu dàng, với Huế cổ kính mà thơ mộng.
Đoạn mở đẩu với những khu vườn cổ, những kí ức về Nguyễn Du đã gợi cảm xúc về một vùng đất có vẻ đẹp sâu lắng (thanh khiết, cổ kính, có tác dụng như một khúc dạo đầu của một bản đàn hay bài ca thơ mộng).
Mỗi đoạn văn là một chắt lọc tinh tuý về hành trình, về dáng vẻ, về vẻ đẹp và sức cuốn hút riêng của mỗi đoạn sông.
Sông Hương được miêu tả như một cá thể sống, như một người con gái với những từ gợi cảm, diễn tả tình yêu say đắm của con người với dòng sông “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại". "Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính cách, sông như đi chế ngự bản năng của người con gái để mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành phù sa của một vùng văn hoá xứ sở".
Với liên tưởng kỳ thú, diễm tinh, tác giả ví sông Hương như một người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức. Những câu văn đẹp, đầy màu sắc và ấn tượng. "Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn", "Sắc nước trở nên xanh thắm", "Nó trôi đi giữa hai dẫy đồi sừng sững như những thành quách". "Dòng sông như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược nhỏ bé vừa bằng con thoi, những ngọn đồi này tạo nên nhiều mảng phản quang nhiều màu sắc", "Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
Đến ngoại vi thành Huế, sông Hương lại có vẻ đẹp trầm mặc như những rừng thông u tịch và những lăng tẩm đồ sộ phong kín niềm hãnh âm u.
Đoạn tả sông Hương chảy vào thành phố, tác giả sáng tạo những hình ảnh đầy ấn tượng "chiếc cầu trắng in ưên nền trời, uốn một cánh cung rất nhẹ". Tác giả sử dụng rộng rãi đặc sắc những phép tu từ gợi cảm vốn là sở trường của như so sánh kết hợp với nhân hoá, ẩn dụ: "Dòng sông mềm hẳn đi như tiếng vang không nói ra của tình yêu, khúc quanh trước khi ra biển, như một vấn vương cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Những chi tiết về phong tục, lễ hội cũng trở thành hoạ, thành nhạc, thành tình, nghĩa là thành thơ. "Trăm nghìn cánh hoa đang bồng bềnh vào những đêm hội răm tháng bảy từ điện Chén về bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, chao nhẹ trên mặl nước những vấn vương của một nỗi lòng".
Thi trung hữu nhạc đó là nhạc của lòng, trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có nhạc, gợi nhớ nhạc "điệu chảy lặng lờ của nó (sông Hương) ngang qua thành phố. Đúng là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế". Những câu văn trải dài, uyển chuyển, du dương mà tự nhiên, nhuần nhị như dòng sông, dòng nhạc đẹp, một "Đa nuyp xanh" trong văn.
Trí tưởng tượng thật phong phú trong những liên tưởng so sánh, những hồi tưởng đầy hình ảnh kỳ thú "Sông Nêva với những phiến băng trôi nhanh như những chiếc thuyền của những chú chim hải âu” (Chim hải âu đứng băng trên bang – NBS)
Vẻ đẹp của đoạn văn tăng lên trong từng chi tiết, đến chi tiết cuối thì thăng hoa cao nhất, đẹp nhất. Tác giả lí giải tên dòng sông bằng huyền thoại đầy thơ khiến cho dòng sông vốn có cái tên thơ càng thơ hơn: Hương là thơm, thơm của ngàn hoa, của nước nâu trăm loài hoa đổ xuống, làm thơ đến cả từng hơi đất.
Bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cung cấp thêm cho người đọc nhiều tri thức, sự việc mới lạ về sông Hương, nó góp phần tạo nên sức hấp đẫn của tác phẩm. Nhưng đó không phải là yếu tố chính, bên cạnh những tri thức tiếp nhận được, người đọc còn cảm nhận được vốn văn hoá, vốn sống đầy đặn và đặc biệt sự ngân vang của chất thơ trong bài kí. Tất cả được viết nên bằng nguồn cảm xúc, bằng tình yêu nồng nàn với dòng sông, với xứ Huế mà ông đã gửi gắm nhiều kỉ niệm của những năm tháng tuổi thơ.