Các dạng bài tập về phản ứng trao đổi ion
Các dạng bài tập về phản ứng trao đổi ion
Trong bài viết này Cunghocvui sẽ giới thiệu với các bạn về lý thuyết và bài tập về phản ứng trao đổi ion!
I. Phản ứng trao đổi ion là gì?
Trao đổi ion là phản ứng xảy ra thể hiện khi tất cả các chất tham gia gây ra hiệu ứng trao đổi ion với nhau.
Điều kiện: Trong các chất sản phẩm phải tạo ra ít nhất 1 chất kết tủa hoặc một chất bay hơi.
II. Các dạng bài tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch điện li
Dạng 1: Viết phương trình ion thu gọn
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng ion trao đổi xảy ra nếu có?
a) \(KNO_3 + NaCl\) b) \(NaOH + HNO_3\)
c) \(Mg(OH)_2 + HCl\) d) \(Fe_2(SO_4)_3 + KOH\)
Lời giải:
a. Phản ứng không xảy ra
b. \(NaOH + HNO_3 → NaNO_3 + H_2O \)
\(H^+ + OH^- → H_2O\)
c. \(Mg(OH)_2 + 2HCl → MgCl_2 + H_2O\)
\(Mg(OH)_2 + 2H^+ → Mg^{2+} + H_2O\)
d. \(Fe_2(SO_4)_3 + 6KOH → 2Fe(OH)_3↓ + 3K_2SO_4\)
\(Fe^{3+} + 3OH^- → Fe(OH)_3↓\)
Dạng 2: Bài tập tính toán theo phương trình ion rút gọn
Bài 2: Dung dịch ban đầu bao gồm có: \(Mg^{2+}, Cl^-, Br^-\).
a. Tính [ion] trong dd đầu? biết Vdd = 2 lít.
b. Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Hướng dẫn:
Phương trình ion:
\(Mg^{2+} + 2OH^- → Mg(OH)_2↓\)
0,2 ← 0,2 mol
\(Ag^+ + Cl^- → AgCl↓; Ag^+ + Br^- → AgBr↓\)
Gọi x, y lần lượt là mol của \( Cl^-, Br^-.\)
\(x + y = 0,5 (1) ; 143,5x + 188y = 85,1 (2) .\)
\( Từ (1),(2) ⇒ x = 0,2, y = 0,3\)
a. \([Mg^{2+}] = 0,2/2 = 0,1 M; [Cl^-] = 0,2/2 = 0,1 M; [Br^-] = 0,3/0,2 = 0,15 M\)
b. \(m = 0,2.24 + 0,2.35,5 + 0,3.80 = 35,9 gam\)
Bài 3: Dung dịch bao gồm các ion như sau Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dd X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
Hướng dẫn:
nNH4+ = nNH3 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
nFe3+ = 1,07/107 = 0,01 mol; nSO42- = 4,66/233 = 0,02 mol
Áp dụng đL bảo toàn điện tích: 3.0,01 + 0,03 = 2.0,02 +x ⇒ x = 0,02
m = 0,01.56 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,02.35,5 = 3,73 gam
Khối lượng muối khan trong dung dịch X: 3,73.2 = 7,46 gam
Bài 4: Cho 100ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 1M và Al2(SO4)3 1M tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là
Hướng dẫn:
m = mCuO + mBaSO4 = 80.0,1 + 233.0,4 = 101,2 gam
Bài 5: Cho hỗn hợp rắn A gồm KCl và KBr tác dụng với dung dịch AgNO3 dư Lượng kết tủa sinh ra khi làm khô có khối lượng bằng lượng AgNO3 đã phản ứng. Tính %A trong dung dịch:
Lời giải:
Ta gọi số mol KCl, KBr lần lượt là x, y mol.
Ta có: 35,5x + 80y = 62.(x+y)
\(\Rightarrow x/y = 36/53 \Rightarrow m(KCL)= \dfrac{36.74,5}{36.74,5+52.119}=0.2984\)
% m(KCL) = 29.84%.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về các dạng bài tập phản ứng trao đổi ion có đáp án!