Bài viết: Thuyết minh về một tỉnh thành đẹp của nước bạn
Bài viết: Thuyết minh về một tỉnh thành đẹp của nước bạn
Cần Thơ và bến Ninh Kiều
Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Câu hát bâng khuâng đưa ta về một miền Nam Bộ, nơi có những thiên cảnh làm vướng bận bao tao nhân mặc khách, cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch. Cân Thơ tiếp giáp với 6 tỉnh: bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, nằm giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, tây giáp Kiên Giang, đông giáp Vĩnh Long, cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông cần Thơ, sông Cái Tư, sông Cái Sàn, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xa No. Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam Bộ, nối liền với Campuchia, có bến cảng khá lớn tiếp nhận tàu 5000 tấn, có sân bay Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu. Từ xa xưa, Cần Thơ đã được coi là trung tâm của lúa gạo miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những tỉnh sập xuất và xuất khẩu lúa gạo chính của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây án quả các loại, cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yêu là tôm cá nước ngọt (hơn 5.000ha ao nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi heo, gà. vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc: 33000kw), kĩ thuật điện, điện tử, hỏa chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản ..là thế mạnh của tính.
Xứ sờ ấy là của những con người hào phóng, các tài tử giai nhân Cần Thơ. Họ luôn tự hào và kiêu hãnh khi nhắc đến bến Ninh Kiều:
“Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”
Xưa bến Ninh Kiều là một bến sống đầu chợ cần Thơ. Ninh kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bên sông: bến Hàng Dương. Công việc giao thương ngày thêm phồn thịnh, bên Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần trở thành một thắng cảnh của đất Tây Đô. Sau 1958, bến này chính thức được đặt tên là bên Ninh Kiêu. Dân gian truyền tụng rằng xưa, tại Ninh Kiều vào những đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập, tài tử giai nhân cùng nhau tĩnh xướng thơ ca, do vậy bến này còn gọi là bến cầm Thi, cầm Thi đọc trại là cầm Thơ, rồi sau trại ra thành cần Thơ, là tên của đất cần Thơ xưa nay vậy. Nay, Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố cần thơ. Theo Nghị định số 05/ 2004/ NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, quận Ninh Kiều được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành của thành phố cần Thơ cũ gồm Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tận Ân, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố cần Thơ cũ). Quận Ninh Kiều có gần ba ngàn hecta diện tích tự nhiên (2.922,04ha) và 206.213 nhân khẩu (năm 2004).
Người Cần Thơ luôn tự hào với bến Ninh Kiều, nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng. Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hãy tìm đèn, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sóng cần Thơ, gần trung tâm thành phố cần Thơ. Trên bến sông, thuyền bè luôn qua lại tấp nập. chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông cửu Long. Bên bến Ninh Kiều là cảng cần Thơ, cànçj này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Thời gian đắp đồi khôn lường như dòng sông Hậu hiền hòa trôi xuôi. Ninh Kiều nay là niềm tự hào của dân cần Thơ, đây không chì là nơi các thượng buồn tìm đến, mà còn là nơi các tao nhân mặc khách bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương:
“ Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ em về
Bấy lâu sông cạn biển thẻ
Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu”
(Ca dao)
Thật chẳng quá lời nếu ta nói Ninh Kiều là một kho trái cây đầy ắp, bời liền kề với bến sông lại là nơi tập trung những quả ngon, vật lạ của Nam Bộ như xoài tượng, xoài thanh ca, xoài giòn của Cao Lãnh, vú sữa trắng, quýt đường của cần Thơ, máng cyt, sầu riêng hay bưởi Biên Hòa, mít tố nữ Bà Rịa - Vũng Tàu, nhãn Bạc Liêu, cam mật Sa Đéc... . Cần Thơ hôm nay có nhiều nét đổi thay, là một thành phố năng động, trẻ trung, Tây Đô, một danh xưng đầy tự hào của thành phố cần Thơ, nay được đặt trong khu công nghiệp, bến Ninh Kiều vẫn từng ngày chung ánh ban mai, cùng những buồn vui hay lo toan vất vả... từ đó, lời thơ, tiếng hát vẫn ngày ngày cất lên....:
Cần Thơ ngày tôi đến
Mưa nhạt nhòa phó sông
Đường mênh mông gió lộng
Tự hỏi người biết không?
Cần Thơ ngày anh xa
Có mắt ai lệ nhòa?
Có biết em chờ đợi
Dù một lần người qua?
Ai đi về Cần Thơ
Cho tôi hỏi bao giờ
Bước chân yêu chung nhịp
Trên Ninh Kiều mộng mơ?
(Cần Thơ ngày tôi đến Thơ Hạ Yến 2009)
Mộc Lan