Bài 2 Một số oxit quan trọng
Bài 2 Một số oxit quan trọng
Cunghocvui xin giới thiệu tới các bạn độc giả một nội dung hóa học rất quan trọng về Hóa 9 một số oxit quan trọng. Liệu nó có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!
I. Lý thuyết
Lưu huỳnh đioxit (SO2)
Là một chất khí quan trọng ta còn gọi chất khí này là khí sunfurơ. Khí được sử dụng rất nhiều trong sản xuất ứng dụng và có ý nghĩa kinh tế cao.
a. Tính chất hóa học
Hội tụ đầy đủ những đặc tính và tính chất cơ bản của một oxit axit. Đó là:
- Trong phản ứng trung hòa nước sẽ tạo ra sản phẩm là axit loãng.
- Sản phẩm khi cho kết hợp với bazơ là muối và nước, với điều kiện xúc tác thích hợp.
- Tác dụng với oxit bazơ muối.
Tác dụng với nước.
SO2 + H2O → H2SO3
- Trong không khí bị ô nhiễm có chứa một lượng lớn SO2 , phản ứng trên giải thích khí SO2 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit (đó là lý do vì sao trong nước mưa khi kiểm nghiệm đã phát hiện ra có hàm lượng axit rất cao).
- Axit có tính chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ.Đây là một trong những cách nhận biết khí SO2.
Tác dụng với bazơ
Nguyên tắc: oxit axit + bazơ → muối + nước
SO2 + Ca(OH) 2 → CaSO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Tác dụng với oxit bazơ
Nguyên tắc: SO2 + oxit bazơ (Na2O, CaO, K2O, BaO...) → muối sunfit (muối chứa gốc axit SO3).
SO2 + CaO → CaSO3 (Canxi sunfit)
SO2 + K2O → K2SO3 (Kali sunfit)
b. Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc: Cho muối sunfat + axit (dung dịch HCl hoặc H2SO4) → muối + sunfurơ + nước.
Ví dụ: CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2 + H2O
- Trong công nghiệp
+ Cách 1: Thực hiện phản ứng nhiệt phân nguyên tố hóa học S trong điều kiện nhiệt độ và không khí thích hợp.
\(S+O_2 \to SO_2\)
+ Cách 2: Quặng hợp chất của S và sắt là Spirit có rất nhiều trong tự nhiên (FeS2). Thực hiện phản ứng oxi hóa quặng ta được:
\(4FeS_2+11O_2\to2Fe_2O_3+8SO_2\)
II. Giải bài tập
Câu 1. Chất làm quì tím chuyển sang màu đỏ là:
A. MgO
B. CaO
C. SO2
D. K2O
Câu 2. Dãy các chất tác dụng được với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. MgO; K2O; CuO; Na2O
B. CaO; Fe2O3; K2O; BaO
C. CaO; K2O; BaO; Na2O
D. Li2O; K2O; CuO; Na2O
Câu 3. Dung dịch được tạo thành từ lưu huỳnh đioxit với nước có:
A. pH = 7
B. pH > 7
C. pH < 7
D. pH = 8
Câu 4. Cho các oxit : Na2O; CO; CaO; P2O5; SO2. Có bao nhiêu cặp chất tác dụng được với nhau?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5. Hòa tan hết 12,4 gam natri oxit vào nước thu được 500ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:
A. 0,8M
B. 0,6M
C. 0,4M
D. 0,2M
Câu 6. Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6%. Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là:
A. 50 gam
B. 40 gam
C. 60 gam
D. 73 gam
Câu 7. Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là:
A. Ca
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Câu 8. Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ. Oxit đó là:
A. CuO
B. CaO
C. MgO
D. FeO
Câu 9. Để thu được 5, 6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là:
A. 9,5 tấn
B. 10,5 tấn
C. 10 tấn
D. 9 tấn
Câu 10. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X là:
A. 25% và 75%
B. 20% và 80%
C. 22% và 78%
D. 30% và 70%
Câu 11. Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là:
A. 19,7 g
B. 19,5 g
C. 19,3 g
D. 19 g
Câu 12. Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là:
A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 1,12 lít
D. 4,48 lí
Câu 13. Nếu hàm lượng sắt là 70% thì đó là chất nào trong các chất sau :
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. FeS
Câu 14. Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO dư, sản phẩm khí thu được cho đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 10 g
B. 20 g
C. 30g
D. 40 g
Câu 15. Hòa tan hết 11,7 gam hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là:
A. 16,65 g
B. 15,56 g
C. 166,5 g
D. 155,6 g
Câu 16. Oxit có phần trăm khối lượng nguyên tố kim loại gấp 2,5 lần phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi là:
A. MgO
B. Fe2O3
C. CaO
D. Na2O
ĐÁP ÁN
1C | 2C | 3C | 4C | 5C | 6A | 7A | 8A | 9A | 10B |
11B | 12A | 13A | 14C | 15A | 16C | 17 | 18 | 19 | 20 |
21 | 22B | 23B | 24B |
|
Hy vọng rằng với những kiến thức mới về lý thuyết một số oxit quan trọng bài tập trên đây, các bạn hoàn toàn có thể nắm chắc một cách dễ dàng và có những giờ học thư giãn!