Đăng ký

Anh/ chị hãy ta phiên chợ Tết ở quê hương mình

3,954 từ

Ở trong bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn dàn ý và một số bài văn mẫu tả phiên chợ tết quê em 6, cùng đi vào tìm hiểu ngay nhé!

anh/ chị hãy tả phiên chợ tết ở quê hương mình

A. Đề bài: Anh/ chị hãy tả lại phiên chợ ngày Tết ở quê của mình

B. Bài làm

I. Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về quê của em

- Giới thiệu về Tết cổ truyền Việt Nam

2. Thân bài

- Miêu tả toàn cảnh về phiên chợ ngày tết

  • Người đi lại đông đúc, ồn ào
  • Nhiều màu sắc của hoa, quả,...
  • ...

- Miêu tả cụ thể phiên chợ ngày Tết

  • Mặt hàng đa dạng như thế nào?
  • Màu sắc trông ra sao?
  • Hình dáng làm sao?
  • Mùi vị đặc biệt của từng món hàng trong chợ
  • Các cô chú bán hàng bên trong chợ
  • Những hoạt động khác như ăn uống, nói chuyện,..

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em

- Tình cảm dành cho phiên chợ ngày Tết của em như thế nào?

II. Bài làm

1. Bài văn tả phiên chợ Tết quê em số 1

Tết là dịp lễ quan trọng nhất năm, bởi lí do đó mà mọi người thường chuẩn bị rất nhiều đồ để có được một cái tết ấm cúng và trọn vẹn. Vào những ngày giáp tết chợ đông đúc hơn rất nhiều, nó náo nhiệt, mang lại cho con người ta cái không khí tết gần hơn.

Tết đến xuân về mọi người trong gia đình thường sẽ đi sắm tết cùng với nhau. Chợ tết đông vui hơn ngày thường cũng bởi lí do đó. Tôi và anh trai cũng được mẹ cho đi chợ tết chơi và sắm sửa những đồ đạc cần thiết cho nhà trong ngày tết. Cổng chợ tấp nập người qua lại, ai nấy cũng đều vội vã, người này nối chân người kia để có thể chọn cho mình những đồ thiết yếu nhất, cần phải có trong ngày Tết nguyên đán đang về. Chợ tết của huyện tôi vốn chẳng to, ngày giáp tết lại đông người nên cũng có xảy ra sự chen lấn xô đẩy nhau.

Những cô bán hàng trong chợ tết cũng bận rộn không kém người mua, ai nấy cũng đứng mời chào, tư vấn nhiệt tình để lôi kéo hay bán được hàng. Trẻ con như hai anh em tôi thì thích thú nhất với những gian hàng đồ chơi, những quả bóng bay có hình thù lạ mắt sắc sợ. Còn những anh chị lớn hơn thì thường đi vào những gian hàng bán quần áo, ai nấy cũng muốn sắm cho mình những bộ quần áo đẹp để đi chơi tết. Trời những ngày giáp tết vừa lạnh vừa giá bởi có mưa phùn, những gian hàng đồ ăn vặt nóng rất cháy hàng, nhưng gian hàng chè cũng chẳng thua kém, người đơm, người múc cứ phải luôn tay mới kịp được.

Không khí nhộn nhịp này tưởng rằng nó rất bí bách nhưng nó chính là hơi thở đầu tiên của tết, của một mùa xuân mới đang đến. Vào những ngày thường, hàng hóa thường được đơn giản bao nhiêu thì đến ngày tết lại đa dạng bấy nhiêu, từ thịt đến những hàng bán bánh kẹo. Hàng thịt tôi thấy người mua tấp nập, người bán phải luân phiên nhau đi mang những con lợn mới mổ về chợ bán để phục vụ cho kịp, những quầy hàng bán đắt khách thứ hai phải nói đến là hàng lá dong xanh mướt được bó lại cẩn thận để tránh bị rách. Lá dong, thịt, đỗ xanh và tiêu là những nguyên liệu mà bắt buộc ngày Tết phải có, không thể thiếu được, nếu thiếu thì còn gì gọi là tết.

Năm nào đi chợ tết cũng nhộn nhịp, đông vui như được mùa, tiếng cười nói của những người bán, người mua, người đi chơi rộn ràng, hối hả. Ai cũng dành hết thời gian để mua sắm, để hòa vào dòng người chọn cho mình những món đồ về chuẩn bị đón năm mới. Chợ tết mang không khí của Tết đến gần hơn với mỗi người, ai đã từng một lần đi chợ tết chắc hiểu được điều đó. Trẻ con náo nức đi chợ để được bố mẹ mua cho những bộ cánh thật đẹp, các bà, các mẹ đi chợ để mua gói miến, hay gói măng, thịt lợn về nấu những món ăn truyền thống trong dịp tết.

Nơi đông đúc nhất ở chợ Tết là những hàng quà dân dã với những món ăn nóng hổi như bún chan, bánh cuốn, phở gà,... hay như món ăn chơi là chè, bánh gối, bánh xèo,... Thường những hàng quán này sẽ đông những trẻ nhỏ, thanh niên, các cụ già bởi vì những người chạc tuổi của mẹ tôi làm gì có thời gian để ngồi, nếu có thì cũng chỉ kịp tạt vào mua về để ăn mà thôi.

Hàng hóa của các cô hàng xén bày la liệt, người mua thì chẳng lúc nào ngớt nên có đôi lúc còn bị tính nhầm tiền cho khách rồi lại gọi với lên trong đám đông. Gian hàng hoa quả cũng thu hút người tới mua không kém, trên bàn thờ ngày Tết đâu thể thiếu được đĩa hoa quả, không ít thì nhiều cũng phải có nải chuối xanh, quả bưởi, quả táo,... Đó là những loại quả mà được người bàn trải ra bán trong những cái thúng hay là bày lên trên sạp để bán cho người mua, nhiều người tay trái xách đồ này, tay phải xách đồ kia nhưng vẫn cố ghé vào mua cho bằng được cân hoa quả bày lên bàn thờ.

Nơi tràn ngập sự đông vui này chính là nơi diễn ra phiên chợ cuối năm, kết thúc cho một năm cũ và chào đón một năm mới. Chợ chính là nơi mang tết về đến gần hơn với mỗi người và là nét đặc trưng trong mỗi dịp năm mới cận kề về, nếu có ai đó nói rằng tết đang nhạt dần đi hay không thể cảm nhận được không khí tết thì hãy nên đến những phiên chợ tết như vậy. Chắc chắn sẽ có thể thấy được không khí tết đã đến rất rộn ràng. Đến đây ai nấy cũng đều vui tươi, phấn khởi để chuẩn bị đón chào cho một mùa xuân mới đang đến.

2. Bài văn tả phiên chợ ngày Tết quê em số 2

Những đứa trẻ vẫn còn đang ở độ tuổi ăn tuổi học như chúng tôi chỉ mong Tết đến, một phần là được nghỉ học, một phần là háo hức được nhận lì xì, được mua quần áo đẹp mà còn là được xúng xính đi chợ Tết cùng với mẹ. Để có thể cảm nhận rõ nhất cái cảm giác Tết về Xuân đến đó chính là đi chợ Tết, cái không khí và hương vị của ngày Tết ở đây hiện lên rất rõ.

Tết đến chợ cũng nhộn nhịp hơn, bình thường những cô bán hàng trên chợ sẽ có thời gian để nghỉ trưa thì nay Tết đến, cơm còn chẳng kịp ăn. Người nào người nấy cũng mải mê với công việc chào hàng của mình mà quên đi cái mệt, cái đói. Chợ Tết quê em đa dạng hơn ngày thường rất nhiều, từ những hàng đồ mặn đến hàng đồ ngọt rất nhiều.

Người ta nói đông như chợ Tết chẳng có bao giờ sai, mỗi lần chuẩn bị đi chợ Tết mẹ luôn bảo với em là phải đi sát nếu không sẽ bị lạc mất. Những đứa trẻ con thay vì mải mê bộ quần áo đẹp giống như các anh chị lớn cấp 3, Đại học thì lại mải mê với gian hàng đồ chơi hơn, với trẻ con đồ chơi chưa bao giờ là đủ.

Có thể thấy gian hàng nào vào ngày Tết cũng đông như nhau, gian hàng thịt tấm nấp người ra vào để chuẩn bị cho những mâm cơm đầy đặn nhất, gian hàng rau cũng chẳng kém khi rau giúp làm giảm độ ngán và béo trong ngày Tết, gian hàng kẹo mứt Tết thì lại là món ăn vặt thể hiện tấm lòng đối đãi của gia chủ với khác, còn gian hàng lá gói bánh chưng lại toát lên mùi vị của truyền thống. Có thể thấy rõ ở mỗi gian hàng khác nhau là bày bán một mặt hàng khác, nhưng tất cả loại đều toát lên mùi vị chung của ngày Tết.

Cảnh chợ tấp nập và ồn ào, kẻ qua người lại, hay là những lời trả giá của người mua kẻ bán hay cũng chỉ đơn giản là cuộc trò chuyện vui đùa của những người bán với người bán. Họ mong cho năm nay phiên chợ bán được đắt hàng để có cái Tết ấm no, hạnh phúc giống như bao người.

Phiên chợ Tết không đơn giản là phiên chợ sắm sửa cho một năm mới mà còn là phiên chợ chào năm cũ, mong cho những cái xấu, cái không tốt của năm cũ qua đi để khi sang năm mới có một bắt đầu mới tốt đẹp hơn, bội thu hơn. Đi chợ Tết còn là đi đón cái không khí ý nghĩa ấy, không khí của một mùa xuân đến, mùa xuân vui tươi, phấn khởi.

3. Bài văn tả phiên chợ ngày Tết quê em số 3

Mùa xuân đến, phiên chợ quê em dần trở nên nhộn nhịp hơn, người ta gọi đó là phiên chợ Tết. Phiên chợ Tết ở quê không có gì khác với phiên chợ trên thành phố cả, vẫn tấp nập, đông đúc và ồn ào. Người này đi thì người kia đến, người này bán thì người kia mua tạo ra một vòng tuần hoàn không ngừng nghỉ.

Chợ Tết ồn ào hơn hẳn chợ ngày thường, tiếng chào bán, cười đùa thậm chí là có chút gắt gỏng cũng có thể thấy nhưng trên cả đều là mong muốn có một cái Tết đầy đủ và ấm no.

Gian hàng thịt ngày Tết phải cung cấp thịt gấp hai lần so với ngày thường, phải đảm bảo rằng thịt vẫn còn tươi thì mới níu kéo được người mua tin tưởng ở lại, nếu thịt có dấu hiệu bị ôi thì là không được. Những cô chú tấp nập đi đi lại lại trở trên xe con lợn tươi rói vừa mới mổ, phục vụ cho nhu cầu ngày Tết của bà con trong vùng.

Gian hàng kẹo cũng chẳng kém, người này hỏi, người kia mua, người kia bán cũng tạo nên không gian ồn ào. Người ta mua kẹo không phải là cả năm không được ăn mà là vì đây là món ăn vặt lai dai ngày Tết khi khách đến chơi nhà gia chủ, mâm kẹo không cần quá cầu kì, chỉ cần đơn giản vào cái kẹo bánh quy, kẹo dẻo, thạch và hướng dương hoặc hạt bí là cũng đã đủ.

Gian hàng hoa nổi bật ở một góc chợ, người mua chọn lựa kĩ lưỡng từng bông hoa mang về thờ, để bàn, tạo thêm không khí cho những ngày đầu của năm mới, thể hiện cho một sự may mắn, an khang thịnh vượng. Hàng quả bày bán nhiều loại quả hơn để người mua có thể tùy ý mà lựa chọn mang về sắp cúng ngày Tết hoặc có thể mang ra đãi khách. Bàn thờ ngày Tết có hoa, có quả, có mâm cỗ thì cũng chẳng thể nào mà thiếu đi bánh chưng, hàng lá cũng tấp nập người mua, những bó lá to đẹp mướt nhanh chóng được nhấc lên.

Gian hàng quần áo thu hút từ trẻ con cho đến người lớn, sau một năm làm lụng vất vả, con người ta tìm đến phiên chợ quần áo ngày Tết để mua, chuẩn bị cho ngày đầu năm mới tươm tất hơn, sáng sủa hơn.

Có thể thấy được phiên chợ Tết ở bất kỳ nơi đâu cũng đều giống nhau, đều mang trong mình nét đẹp của văn hóa và hương vị của truyền thống dân tộc.

Xem thêm >>> Thuyết minh về loài hoa ngày tết hay nhất

Trên đây là dàn ý và ba bài văn mẫu tả phiên chợ tết quê em 6 mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe