Cô Tuyết Số Đỏ: góc nhìn 2 chiều giữa truyền thống và Âu hóa nửa mùa
CÔ TUYẾT SỐ ĐỎ- GÓC NHÌN 2 CHIỀU GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ ÂU HÓA NỬA MÙA
Cô Tuyết Số đỏ được biết đến như người yêu của Xuân- Nhân vật chính trong tiểu thuyết với mái tóc cũng đỏ như cuộc đời của chính anh ta. Được đánh giá tổng quan là một cô gái ngây thơ, mới 18 tuổi và có nhan sắc, muốn hư hỏng một cách có khoa học và tự hào chưa đánh mất cả chữ trinh.
Phần phân tích CungHocVui dưới đây sẽ đưa ra những góc nhìn chi tiết và cụ thể hơn về cô Tuyết, giúp người đọc có được đánh giá sâu sắc hơn cho nhân vật này.
Phân tích cô Tuyết Số đỏ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Cô Tuyết Số đỏ và những mặt tích cực, tân tiến và đi trước thời đại
Cô Tuyết trong số đỏ được phác họa dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng là một cô gái tân tiến, Âu hóa,tân tiến luôn sẵn sàng đón nhận cái mới. Những điều đó được thể hiện qua trang phục “ bộ y phục Ngây thơ-cái áo voan mỏng trong có coocxe , trông như hở cả nách và nửa ngực…” hay niềm đam mê với văn học Pháp.
Nhận thức tự do trong trang phục
Từ nét đặc tả của nhà văn, người ta đã thấy một cô Tuyết không chỉ đúng với thời xa vắng, mà còn hiển hiện trong cả cuộc sống hiện đại. Phụ nữ thoát khỏi sự ràng buộc của trang phục kín đáo để mặc những thứ họ muốn. Họ có thể mặc hở nhưng khéo, “hư hỏng” nhưng lại đầy tinh tế. Phụ nữ sống cuộc sống mà họ muốn, thoải mái tự do lãng mạn, bay bổng, không bị những định kiến về đạo đức xã hội cản trở.
Điều này có thể rất bình thường với chúng ta, nhưng với xã hội còn ảnh hưởng nhiều của chế độ phong kiến thì lại là một điều vô cùng mới lạ và có phần nào trái với thuần phong mỹ tục.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ trong tác phẩm Số đỏ- Vũ Trọng Phụng
Nhân vật Xuân Tóc đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ
Nhận thức tự do trong tình yêu
Nhân vật cô Tuyết trong Số đỏ đã có những nhận thức về nữ quyền và tự do trong hôn nhân từ khi còn sớm. Tuyết không chấp nhận cuộc hôn nhân mà cha mẹ sắp đặt- một chàng công tử con nhà quyền quý, rất môn đăng hộ đối. Cuộc đời cô phải được trao cho người con trai cô yêu “Đốc tờ” Xuân, Xuân tóc đỏ.
Dù có những cách đấu tranh cho hạnh phúc có phần hơi cực đoan để thuyết phục cha mẹ như “đã hư hỏng cùng ông Xuân” thì nhận thức của Cô tuyết số đỏ vẫn có phần tân tiến và đi trước thời đại.
Ý thức về nét đức hạnh của người phụ nữ vẫn được giữ gìn
Phân tích về nhân vật Cô Tuyết trong tác phẩm Số Đỏ
Bên cạnh đó, phần nào bên trong tâm trí của nhân vật cô Tuyết vẫn ý thức được rằng là một người phụ nữ vẫn cần phải giữ lại nét đức hạnh thông qua chi tiết “Nửa chữ trinh”, làm một người bán sử nữ.
Vào thời ấy tư tưởng này có lẽ bị lên án rất nhiều nhưng bây giờ nhìn lại, quả thật hai nhân vật này và cả cô Hoàng Hôn nữa, họ có một điểm chung là rất có ý thức nữ quyền và phóng khoáng. Điển hình là cô Tuyết, ở một mặt nào đó cô là người phụ nữ hiện đại, tân thời nhưng vẫn giữ được một nét đạo đức tiết hạnh.
Ngoài ra sự truyền thống của một thiếu nữ Việt Nam được duy trì khi nhân vật cô Tuyết trong số đỏ vẫn mặc những bộ áo dài truyền thống hay sự dịu dàng, ngoan ngoãn thức đêm trông lo cho cụ tổ già yếu.
Cô Tuyết Số đỏ và sự mâu thuẫn trong chính bản thân nhân vật
Bên cạnh những điểm tích cực được thể hiện ở nhân vật Cô tuyết số đỏ, thì qua lời văn trào phúng của Vũ Trọng Phụng hình tượng nhân vật này được đặc sắc, tự trong nhân vật đã mang mâu thuẫn.
Xem thêm:
Cảnh đám ma gương mẫu qua ngòi bút châm biếm của Vũ Trọng Phụng
Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thông qua tác phẩm Số đỏ
Sự ngây thơ và kiến thức nửa vời của cô Tuyết số đỏ
Một cô Tuyết không nhận thức được lời nói thật và dối, ảnh hưởng quá nặng bởi sự tân tiến Âu hóa nửa mùa, kiến thức nông cạn , chưa trải sự đời. Và có thể do cả tác động xấu từ anh chị mình, Tuyết mờ mắt bởi sự phù phiếm và sự dẻo mồm của Xuân.
Cô cũng không khác gì “người trong giới thượng lưu” khác, lãng mạn nhưng trống rỗng, mục nát và thích những thứ hào nhoáng. Tưởng rằng là tầng lớp học sâu hiểu rộng, nhưng hóa ra cũng lại chẳng biết gì, dễ dàng bị lừa gạt bởi một thằng nhặt banh quần.
Đại diện cho sự thối nát của một bộ phận tầng lớp thượng lưu thời đó
Cô Tuyết Số đỏ và sự mâu thuẫn trong chính bản thân
Đại diện cho sự thối rữa của lớp trẻ thượng lưu: với vẻ ngoài che đậy bên ngoài buồn rầu, nghiêm chỉnh nhưng thực chất họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau… với những lời lẽ thô tục.
Cô Tuyết trong Số đỏ có niềm vui to lớn trong chính đám tang của cụ cố: Được ăn mặc thời trang, Tuyết – cô gái hư hỏng một nửa lại vui mừng vì mình sẽ được mặc những trang phục Tân thời, bộ quần áo ngây thơ, nửa kín nở hở cái áo dài voan mỏng, trong có cooc-sê trông như hở cả nách và nửa vú – nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ nấm xinh xinh, khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám.
Bộ quần áo ngây thơ cô Tuyết mặc để chứng minh mình không hư hỏng với thiên hạ, còn khuôn mặt buồn rất lãng mạn tưởng là nỗi buồn do mất đi người thân nhưng thực tế lại là vì nhớ nhân tình – Xuân Tóc Đỏ khi mãi cô vẫn chưa thấy Xuân xuất hiện trong đám tang.
Vẻ mặt bề ngoài và thực tế bên trong đã bị Vũ Trọng Phụng sử dụng lời lẽ châm biếm sâu cay vạch trần
Xem thêm:
Soạn văn Hai đứa trẻ- Thạch Lam
Sự khắc họa tài tình nhân vật của Vũ Trọng Phụng
Nhân vật cô Tuyết trong số đỏ lớn lên trong sự chiều chuộng của cả gia đình, lãng mạn, có học thức, nhưng bị các chị gái và anh trai đầu độc, dẫn dụ trở thành một cô gái đàng điếm. Tuyết lăn xả theo Xuân "tóc đỏ" với ảo tưởng về hào quang do anh trai Văn Minh vẽ lên".
Dù Tuyết không hẳn là nhân vật điển hình của tất cả phụ nữ thời ấy, nhưng chắc hẳn tư tưởng của họ là tiếng nói của một bộ phận nữ giới tân thời, muốn xóa bỏ ràng buộc đạo đức của phụ nữ, nhưng có lẽ vẫn chưa tới do ảnh hưởng bởi sự “nửa mùa” của phong trào Âu hóa của giới nhà giàu thời đó.
Trên đây là phân tích chi tiết về nhân vật cô Tuyết Số đỏ. Qua đây, các bạn hẳn đã có cái nhìn rõ nét nhất về nhân vật cũng như thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải.