Đề thi thử THPT QG môn Hóa Học Cụm 5 THPT Chuyên H...
- Câu 1 : Cho sơ đồ phản ứng sau:\({N_2}\xrightarrow[{{t^o},xt}]{{ + {H_2}}}N{H_3}\xrightarrow[{{t^o},xt}]{{ + {O_2}}}NO\xrightarrow{{ + {O_2}}}N{O_2}\xrightarrow{{ + {O_2} + {H_2}O}}HN{O_3}\xrightarrow{{dd\,N{H_3}}}N{H_4}N{O_3}\)Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nitơ đóng vai trò chất khử là
A 4.
B 5.
C 2.
D 3.
- Câu 2 : Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 làm sủi bọt khí thoát ra?
A CH3COOH
B C2H5OH
C C6H5OH
D H2NCH2COOH
- Câu 3 : Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào ống nghiệm bằng cách dời chỗ của nước như hình vẽ bên. Khí X là
A CO2
B HCl
C NH3
D N2
- Câu 4 : Cho 500 ml dung dịch NaOH 1,5M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 19,5.
B 15,6.
C 3,9.
D 7,8.
- Câu 5 : Chất nào sau đây là ankan?
A C2H5OH.
B C3H8.
C C3H6.
D C3H4.
- Câu 6 : Chất nào sau đây không có khả năng làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?
A NaOH
B Ca(OH)2
C Na2CO3
D H3PO4
- Câu 7 : Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối với H2 là 20. Giá trị của m là
A 5,6.
B 7,2.
C 3,2.
D 6,4.
- Câu 8 : Trong các chất sau đây, chất gây mưa axit là
A CO2.
B SO2.
C CF2Cl2.
D CH4.
- Câu 9 : Cho các phát biểu sau:(a) Điện phân dung dịch H2SO4 loãng (điện cực trơ), thu được khí O2 ở anot.(b) Cho than cốc tác dụng với ZnO ở nhiệt độ cao, thu được Zn và CO2.(c) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.(e) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3, thu được chất rắn gồm Mg và Fe.Số phát biểu đúng là
A 3
B 4
C 5
D 2
- Câu 10 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \(CrC{l_3}\xrightarrow[{1:4}]{{KOH}}X\xrightarrow{{B{r_2} + KOH}}Y\xrightarrow{{{H_2}S{O_{4l}}}}Z\xrightarrow{{FeS{O_4} + {H_2}S{O_4}}}T\)Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Chất Y và T lần lượt là
A K2CrO4 và Cr2(SO4)3.
B K2CrO4 và CrSO4.
C K2Cr2O7 và Cr2(SO4)3.
D K2Cr2O7 và CrSO4.
- Câu 11 : Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại thu được 3,94 gam kết tủa. Giá trị của m là
A 7,0.
B 2,0.
C 3,0.
D 5,0.
- Câu 12 : Hòa tan hỗn hợp Fe, Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, Na2CO3, NaNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là
A 4
B 6
C 3
D 5
- Câu 13 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS2 và Cu2S vào dung dịch axit HNO3 đặc nóng (vừa đủ), thu được dung dịch X chỉ chứa 6,8 gam hai muối sunfat và sinh ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần nhất với
A 2,4.
B 3,4.
C 2,0.
D 3,8.
- Câu 14 : Hỗn hợp E gồm muối của axit hữu cơ X (C2H8N2O4) và đipeptit Y (C5H10N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được chất hữu cơ Q và 3 muối T1, T2, T3. Nhận định nào sau đây sai?
A Chất Q là HOOC-COOH.
B 3 muối T1, T2, T3 đều là muối của hợp chất hữu cơ.
C Chất Y có thể là Gly – Ala.
D Chất Z là NH3 và chất Y có một nhóm COOH.
- Câu 15 : Hỗn hợp khí (T) ở đktc gồm 2 hiđrocacbon mạch hở X, Y có cùng số nguyên tử cacbon. Lấy 0,448 lít (T) cho từ từ qua nước brom thấy có 4,8 gam brom phản ứng, không thấy có khí thoát ra khỏi bình nước brom. Mặt khác, đốt cháy 0,448 lít hỗn hợp T thì thu được 1,76 gam CO2. Cho 0,3 mol hỗn hợp (T) tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 24.
B 72.
C 36.
D 48.
- Câu 16 : Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 (n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Tỷ số của x/y có giá trị là
A 1/3
B 1/4
C 2/3
D 2/5
- Câu 17 : Tiến hành thí nghiệm sau :a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dưb) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dưe) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí)Sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 18 : Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X, Y với tỉ lệ mol tương ứng 1:2 (X, Y được cấu tạo từ glyxin và alanin) biết tổng số liên kết peptit trong X, Y là 9. Thủy phân hoàn toàn E trong 200ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung dịch Z chứa hai muối. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Đốt cháy T trong lượng O2 vừa đủ thu được 18,816 lít (đktc) khí và hơi. Tỉ lệ số mol Gly và Ala trong X là
A 2:3.
B 1:2.
C 1:1.
D 2:1.
- Câu 19 : Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1:1) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Sau t (h), thu được dung dịch X và sau 2t (h), thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư, thu được a mol khí H2. Dung dịch Y tác dụng với bột Al dư, thu được 4a mol khí H2. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A Tại thời điểm 2t (h), tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 9a mol.
B Khi thời gian là 1,75t (h), tại catot đã có khí thoát ra.
C Nước bắt đầu điện phân tại anot ở thời điểm 0,75t (h).
D Tại thời điểm 1,5t (h), Cu2+ chưa điện phân hết.
- Câu 20 : Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là
A 10,70%
B 13,04%
C 16,05%
D 14,03%
- Câu 21 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ vưới dung dịch BaCl2 được dung dịch T. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào T thu được 256,04 gam kết tủa. Giá trị của m là
A 34,6.
B 27,2.
C 28,4.
D 20,72.
- Câu 22 : X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 79,8 gam hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.Phần 1: Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O.Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag.Phần 3: Cho phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
A 33.
B 25.
C 38.
D 30.
- Câu 23 : Để thủy phân hết 7,668 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80 ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với
A 1,56.
B 1,25.
C 1,63.
D 1,42.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein