Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lí năm 2019 - Đ...
- Câu 1 : Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nhỏ khối lượng 200 g, dao động điều hòa với tần số góc 20 rad/s. Giá trị của k là
A 40 N/m.
B 10 N/m.
C 80 N/m.
D 20 N/m.
- Câu 2 : Một khung dây phẳng diện tích 20 cm2 đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 30o và có độ lớn 0,12 T. Từ thông qua khung dây này là
A \(2,{4.10^{ - 4}}\) Wb.
B \(2,4\sqrt 3 {.10^{ - 4}}\) Wb.
C \(1,2\sqrt 3 {.10^{ - 4}}\) Wb.
D \(1,{2.10^{ - 4}}\)Wb.
- Câu 3 : Một vật sáng phẳng AB đặt trước thấu kính hội tụ có f = 20cm, vuông góc trục chính, cho ảnh lớn hơn vật rõ nét trên màn cách vật 90cm, vật ở cách thấu kính
A 30cm
B 40cm
C 30cm và 60cm
D 60cm
- Câu 4 : Một con lắc đơn gồm sợi dây nhẹ, không dãn, chiều dài l và vật nhỏ có khối lượng m. Cho con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Tần số góc của con lắc đơn được tính bằng công thức
A \(\omega = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \).
B \(\omega = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \).
C \(\omega = \sqrt {\frac{g}{l}} \).
D \(\omega = \sqrt {\frac{l}{g}} \).
- Câu 5 : Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A q1 > 0 và q2 < 0
B q1.q2 < 0
C q1 < 0 và q2 > 0
D q1.q2 > 0
- Câu 6 : Cảm ứng từ do dòng điện I gây ra tại tâm vòng dây dẫn tròn bán kính r đặt trong chân không là
A B = 2.10-7.\(\frac{I}{{{r^2}}}\)
B B = 2π.10-7. \(\frac{I}{{{r^2}}}\)
C B = 2 π.10-7.\(\frac{I}{r}\)
D B = 2.10-7.\(\frac{I}{r}\)
- Câu 7 : Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 4,79 μm. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s và e = 1,6.10−19 C. Năng lượng kích hoạt (năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn) của chất đó là
A 0,35 eV.
B 0,26 eV
C 0,48 eV.
D 0,44 eV.
- Câu 8 : Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp song song tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này
A không bị tán sắc.
B bị thay đổi tần số.
C có màu như cầu vồng.
D . không bị lệch phương truyền.
- Câu 9 : Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất Dt thì điện tích trên bản tụ này bằng 0. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là
A 6Δt.
B 12Δt.
C 3Δt.
D 4Δt.
- Câu 10 : Đối với dòng điện xoay chiều, khả năng cản trở dòng điện của tụ điện
A càng lớn, khi tần số f càng lớn.
B càng nhỏ, khi chu kỳ T càng lớn.
C càng nhỏ, khi cường độ dòng điện càng lớn.
D càng nhỏ, khi điện dung của tụ C càng lớn.
- Câu 11 : Số prôtôn có trong hạt nhân \({}_6^{14}{\rm{C}}\) là
A 8
B 20
C 14
D 6
- Câu 12 : Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng vân i được tính bằng công thức
A \(i = {{\lambda a} \over D}\)
B \(i = {{ Da} \over \lambda}\)
C \(i = {{\lambda D} \over a}\)
D \(i = {{ a} \over \lambda D}\)
- Câu 13 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều \({u_{AB}} = 120\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})V\) thì cường độ dòng điện qua mạch là \(i = 3\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{{12}})A\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch có giá trị
A P = 180\(\sqrt 2 \)
B P = 180W
C P = 360W
D P = 180\(\sqrt 3 \) W.
- Câu 14 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, khi một chùm sáng đơn sắc truyền trong chân không có bước sóng λ thì năng lượng của mỗi phô tôn có trong chùm sáng là
A ε = \(\frac{{h\lambda }}{c}\)
B ε = \(\frac{{c\lambda }}{h}\)
C ε = h. λ
D ε = \(\frac{{hc}}{\lambda }\)
- Câu 15 : Một dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t)\)(A) . Cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị là:
A 2A
B \(\sqrt 2 \)A
C A
D -2A
- Câu 16 : Chiếu một chùm sáng trắng song song, hẹp coi như một tia sáng vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 40, dưới góc tới i = 50. Biết chiết suất của lăng kính với tia tím là nt = 1,54. Góc lệch của tia màu tím bằng:
A 2,160
B 2,70
C 3,050
D 6,160
- Câu 17 : Đặt điện áp xoay chiều hình sin vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch có hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra, kết luận nào sau đây là SAI?
A Dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B Điện áp giữa hai bản tụ điện cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn dây.
C Điện áp giữa hai đầu điện trở bằng điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D Tổng trở của đoạn mạch có giá trị nhỏ nhất.
- Câu 18 : Một mạch dao động LC gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm \(L = \frac{1}{\pi }H\) và một tụ điện có điện dung \(C = \frac{1}{\pi }\mu F\). Chu kì dao động của mạch là
A 2s
B 0,002s
C 0,2s
D 0,02s
- Câu 19 : Khi nói về tia gama, phát biểu nào sau đây SAI?
A Tia gama có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.
B Tia gama không phải là sóng điện từ.
C Tia gama không mang điện.
D Tia gama có tần số lớn hơn tần số của tia X
- Câu 20 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 8cm. Dao động này có biên độ là
A 8 cm
B 2 cm
C 4 cm
D 16 cm
- Câu 21 : Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng độ hụt của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng là 0,02u. Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. Phản ứng hạt nhân này
A thu năng lượng 18,63 MeV.
B thu năng lượng 1,863 MeV.
C tỏa năng lượng 18,63 MeV.
D tỏa năng lượng 1,863 MeV.
- Câu 22 : Một điện tích điểm q = 2μC đặt tại A trong chân không. Tính cường độ điện trường tại M cách A 30cm?
A E = 2.103 V/m
B E = 2.104 V/m
C E = 20 V/m
D E = 2.105 V/m
- Câu 23 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết tần số 20 Hz và tốc độ truyền sóng là 80cm/s Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó bằng
A 6 cm
B 2cm
C 4 cm
D 1 cm
- Câu 24 : Một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc \(\omega \) và biên độ \(A\) thì gia tốc cực đại của nó là
A \(\omega {A^2}\)
B \(\omega A\)
C \({\omega ^2}A\)
D \({\omega ^2}{A^2}\)
- Câu 25 : Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện một chiều có điện trở trong 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là
A 6V
B 36 V
C 8V
D 12 V
- Câu 26 : Một đoạn mạch điện gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp, điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch là u = 50\(\sqrt 2 \)cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm và hai đầu tụ điện lần lượt là UL=30V và UC = 60V. Biết R =20Ω ,công suất tiêu thụ của mạch bằng
A 80 W
B 20 W
C 40 W
D 15 W
- Câu 27 : Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức \({E_n} = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}{\rm{ }}\left( {{\rm{eV}}} \right)\) (n = 1, 2, 3,...). Một đám rất nhiều nguyên tử hiđrô hấp thụ các phôtôn thích hợp để chuyển lên các trạng thái kích thích. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử hiđrô đó có tất cả 10 vạch. Vạch quang phổ có bước sóng ngắn nhất trong 10 vạch quang phổ này có bước sóng là
A 0,122µm.
B 0,6576 μm
C 0,095 µm.
D 0,103µm.
- Câu 28 : Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn thứ cấp bằng 0,8 lần số vòng dây của cuộn sơ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,6. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 25 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,7. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp
A 25 vòng dây.
B 75 vòng dây.
C 150 vòng dây.
D 50 vòng dây.
- Câu 29 : Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng về giao thoa ánh sáng. Khe S được chiếu đồng thời bởi hai bức xạ có khoảng vân lần lượt là i1 = 0,54mm, i2 = 0,42 mm. Vạch đen trùng nhau gần vân sáng trung tâm nhất cách vân sáng trung tâm một đoạn là
A x = 1,89 mm
B x = 5,67 mm
C x = 0,945 mm
D x = 3,78mm
- Câu 30 : Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đáng kể. Nối hai cực của máy phát với một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với điện trở thuần. Khi roto của may quay đều với tốc độ 3n vòng/ s thì dòng điện trong mạch có cường độ hiệu dụng 3A và hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0,5. Nếu roto quay đều với tốc độ góc n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng
A 3A
B \(2\sqrt 2 A\)
C 2A
D \(\sqrt 3 A\)
- Câu 31 : Một nguồn điện có suất điện động 9V và điện trở trong r = 1 Ω được nối với mạch ngoài là điện trở R. Nguồn điện sẽ bị hỏng nếu dòng điện qua nguồn vượt quá 2A . Hỏi điện trở của mạch ngoài phải thỏa mãn điều kiện nào để nguồn không bị hỏng?
A \({\rm{R}} \ge 4,5\,\Omega \).
B \(R > 4,5\,\Omega \).
C \({\rm{R > }}3,5\,\Omega \).
D \({\rm{R}} \ge 3,5\,\Omega \).
- Câu 32 : Hạt nhân \({}_4^9Be\) phóng xạ theo phương trình:\({}_4^9Be \to {}_2^4He \) + X + n . Sau thời gian 2 chu kì bán rã, thể tích khí Hêli thu được ở điều kiện chuẩn là 100,8 lít. Khối lượng ban đầu của là
A 54g.
B 27g.
C 108g.
D 20,25g.
- Câu 33 : Cho hai đoạn mạch nối tiếp với nhau trong một mạch điện xoay chiều. Đoan thứ nhất có điện trở thuần \({R_1}\) lớn gấp\(\sqrt 3 \)lần cảm kháng \({Z_L}\), đoạn thứ hai có điện trở thuần \({R_2}\) và tụ điện có dung kháng \({Z_C}\). Điện áp trên đoạn thứ hai có trị hiệu dụng bằng\(\sqrt 3 \) lần trị hiệu dụng của điện áp trên đoạn mạch thứ nhất đồng thời chúng lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\). Tỷ số cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch là
A \(\frac{1}{3}\).
B 3
C \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\).
D \(\sqrt 3 \)
- Câu 34 : Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos (\omega t + \frac{\pi }{4})\)vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là \(i = {I_0}\cos (\omega t + {\varphi _i})\). Giá trị của φi bằng
A \(\frac{\pi }{2}\)
B \( - \frac{\pi }{2}\)
C \(\frac{{3\pi }}{4}\)
D \( - \frac{{3\pi }}{4}\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất