Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THP...
- Câu 1 : Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là bao nhiêu?
A. 2, 8, 18, 32.
B. 2, 6, 10, 14.
C. 2, 6, 8, 18.
D. 2, 4, 6, 8.
- Câu 2 : Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại?
A. 1s22s22p63s23p3.
B. 1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p63s23p5.
D. 1s22s22p63s23p4.
- Câu 3 : Oxi có 3 đồng vị \({}_8^{16}O,{}_8^{17}O,{}_8^{18}O\) và cacbon có 2 đồng vị \({}_6^{12}C,{}_6^{13}C\). Số công thức phân tử cacbon đioxit (CO2) được tạo nên từ các đồng vị trên là bao nhiêu?
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
- Câu 4 : Cacbon trong thiên nhiên gồm chủ yếu một hỗn hợp của hai đồng vị bền: 12C với tỉ lệ 98,89% vả 13C với tỉ lệ 1,11%. Ngoài ra trong cacbon còn có những vết của đồng vị phóng xạ 14C . Đồng vị 14C có trong khí quyển ở dạng khí CO2 với nồng độ không đổi. Nhờ có chu kì bán hủy khá lớn, 5570 năm nên 14C ở trong khí CO2 của khí quyển được phát hiện trong mọi chất có chứa cacbon nằm cân bằng với khí CO2 của khí quyển. Khi sinh vật chết, nó không đồng hoá những lượng mới 14C và lượng 14C giảm xuống do sự phá hủy phóng xạ. Như vậy biết nồng độ của 14C và biết hằng số nồng độ 14C ở trong khí quyển, người ta có thể xác định được thời điểm mà sinh vật đã chết. Đây là phương pháp cho phép xác định tuổi của sinh vật với sai số 5%. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về đồng vị?
A. Các đồng vị có cùng số proton.
B. Các đồng vị xuất phát từ các nguyên tố khác nhau.
C. Tất cả các đồng đều được tìm thấy trong tự nhiên.
D. Các đồng vị được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
- Câu 5 : Nguyên tử R có tổng số hạt là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp số hạt không mang điện. Kí hiệu nguyên tử R là gì?
A. \({}_8^{40}R\)
B. \({}_{16}^{32}R\)
C. \({}_{16}^{32}R\)
D. \({}_{16}^{16}R\)
- Câu 6 : Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là gì?
A. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
B. Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn.
C. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục.
D. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.
- Câu 7 : Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân bằng bao nhiêu?
A. 14+
B. 15+
C. 10+
D. 18+
- Câu 8 : Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?
A. Lớp K.
B. Lớp L.
C. Lớp M.
D. Lớp N.
- Câu 9 : Nguyên tử 24Mg có cấu hình electron: 1s22s22p63s2. Hạt nhân của Mg có các thành phần gì?
A. 12p, 24n.
B. 12p,12n.
C. 24p, 12n.
D. 24p, 24n.
- Câu 10 : Cho cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố:(a) 1s22s22p63s23p63d34s2
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 11 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là gì?
A. Neon.
B. Clo
C. Oxi
D. Lưu huỳnh
- Câu 12 : Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là gì?
A. 1s22s22p63s23p64s23d6
B. 1s22s22p63s23p63d84s2
C. 1s22s22p63s23p63d10
D. 1s22s22p63s23p63d64s2
- Câu 13 : Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Hai kim loại X, Y lần lượt là gì?
A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Ca và Sr.
D. Sr và Ba.
- Câu 14 : Hai nguyên tố X, Y thuộc hai nhóm A liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhânX, Y bằng 23. Nếu X ở nhóm VA thì Y là nguyên tố nào, biết X, Y không phản ứng với nhau?
A. C
B. Si
C. S
D. O
- Câu 15 : Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là bao nhiêu?
A. 31
B. 14
C. 32
D. 52
- Câu 16 : Hòa tan hoàn toàn 6,9081 g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2 (đktc). Hai kim loại lần lượt là gì?
A. Ca, Sr.
B. Be, M.
C. Mg, Ca.
D. Sr, Ba.
- Câu 17 : Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit?
A. H3PO4.; H2SO4, H3AsO4.
B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4.
C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4.
D. H3AsO4; H3PO4, H2SO4.
- Câu 18 : X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì, hai nhóm A liên tiếp. Số proton trong nguyên tử nguyên tố Y nhiều hơn số proton trong nguyên tử nguyên tố X. Tổng số proton trong nguyên tử hai nguyên tố X và Y là 17. Nhận xét về X, Y là đúng?
A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
D. X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.
- Câu 19 : Cấu hình electron nào dưới đây là của khí hiếm?
A. 1s22s22p63s23p6.
B. 1s22s22p63s1.
C. 1s22s22p63s23p5.
D. 1s22s22p5.
- Câu 20 : Tìm câu sai trong các câu sau
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số phân lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.
D. Các nguyên tố xếp cùng cột thì nguyên tử có cùng số electron hóa trị.
- Câu 21 : Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn có tên gọi là gì?
A. nhóm kim loại kiềm.
B. nhóm kim loại kiềm thổ.
C. nhóm halogen.
D. nhóm khí hiếm.
- Câu 22 : Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
A. Li.
B. F.
C. Cs.
D. I.
- Câu 23 : Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là gì?
A. điện tích hạt nhân.
B. số hiệu nguyên tử.
C. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
D. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
- Câu 24 : Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IVA. Cấu tạo nào đúng cho nguyên tử nguyên tố R?
A. Có 2 electron lớp ngoài cùng, 3 lớp electron.
B. Có 4 electron lớp ngoài cùng, 3 lớp electron.
C. Có 2 electron lớp ngoài cùng, 2 lớp electron.
D. Có 3 electron lớp ngoài cùng, 4 lớp electron.
- Câu 25 : Nguyên tố thuộc nhóm VA có hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị trong hợp chất hiđro lần lượt là bao nhiêu?
A. III và III
B. III và V
C. V và V.
D. V và III.
- Câu 26 : Cho 11,7 kim loại K tác dụng hoàn toàn với nước thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch H2SO4 0,4M cần dùng để trung hòa hoàn toàn dung dịch X là bao nhiêu?
A. 375 ml.
B. 750 ml.
C. 120 ml.
D. 500 ml.
- Câu 27 : Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại?
A. Ca, K, Al, Mg.
B. Al, Mg, Ca, K.
C. K, Mg, Al, Ca.
D. Al, Mg, K, Ca.
- Câu 28 : Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là \({3 \over 8}\) . Công thức của XO2 là?
A. SiO2.
B. NO2.
C. SO2.
D. CO2.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao