Đề thi thử THPT QG môn hóa trường THPT Lý Tự Trọng...
- Câu 1 : Hợp chất là este đơn chức mạch hở có công thức phân tử là C4H8O2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A 7
B 4
C 6
D 5
- Câu 2 : Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là:
A moocphin.
B cafein.
C nicotin.
D aspirin.
- Câu 3 : Nguyên nhân gây nên tính chất vật lí chung của kim loại là:
A Các electron lớp ngoài cùng
B Các electron hóa trị.
C Các electron hóa trị và các electron tự do
D Các electron tự do
- Câu 4 : Tiến hành các thí nghiệm sau1. Cho Zn vào dung dịch AgNO3. 2. Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.3. Cho Na vào dung dịch CuSO4. 4. Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng5. Đun nóng hỗn hợp rắn gồm Fe và Mg(NO3)2.Các thí nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại là
A 2
B 4
C 3
D 5
- Câu 5 : Chất Tetrodotoxin (TTX) là chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao. Trên thế giới hiện nay ,vấn đề ngộ độc các thực phẩm chứa tetrodotoxin mà đặc biệt là ngộ độc cá nóc đã và đang là thực trạng nổi cộm, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tính mạng của con người.Tetrodotoxin có trong cá nóc được coi là một trong các chất độc mạnhnhất ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch. Kết quả nghiên cứu về thành phẩn cấu trúc của Tetrodotoxin như sau: C: 41,38% H: 5,33% O: 40,13% N: 13,16%Biết rằng công thức phân tử của Tetrodotoxin trùng với công thức đơn giảnnhất. Công thức phân tử củaTetrodotoxin là:
A C12H19O8N3
B C11H15O8N3
C C12H17O8N3
D C11H17O8N3
- Câu 6 : Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc a- aminoaxit khác nhau?
A 6 chất
B 5 chất
C 8 chất
D 3 chất
- Câu 7 : Cho peptit : H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH Thủy phân hoàn toàn peptit trên thu được bao nhiêu amino axit khác nhau ?
A 5
B 3
C 2
D 4
- Câu 8 : Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan thu được là bao nhiêu?
A 10,2 gam
B 8,2 gam
C 10,5 gam.
D 12,3 gam
- Câu 9 : Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là.
A CO và CH4
B SO2 và NO2
C CH4 và NH3
D CO và CO2
- Câu 10 : Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:Nhận xét nào sau đây là đúng?
A T là dung dịch (NH4)2CO3
B X là dung dịch NaNO3.
C Z là dung dịch NH4NO3
D Y là dung dịch NaHCO3
- Câu 11 : Cho 1 mol peptit X mạch hở có phân tử khối là 461gam/mol thủy phân (xt enzim) thu được hỗn hợp các α-aminoaxit có tổng khối lượng là 533 gam. Vậy X thuộc loại peptit nào sau đây?
A hexapeptit
B pentapeptit
C tetrapeptit
D tripeptit
- Câu 12 : Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68g Al2O3. Giá trị m có thể là giá trị nào sau đây?
A 4,47 gam
B 9,28 gam
C 8,94 gam
D 11,94 gam
- Câu 13 : Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và Ba vào nước thì thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Sục 2,80 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thì thu được 19,7 gam kết tủa. Vậy giá trị của m tương ứng là:
A 31,20 gam
B 29,55 gam
C 31,85 gam
D 20,60 gam
- Câu 14 : Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O và MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là
A 80%.
B 20%.
C 75%.
D 40%.
- Câu 15 : Cho 10 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS trong đó O chiếm 16% khối lượng hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,4 mol H2SO4 đặc (đun nóng) sinh ra 0,31 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng 2,8 gam (Giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X bằng lượng vừa đủ V lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 tỷ lệ mol 1:1. Giá trị của V là :
A 1,5232
B 1,4784
C 1,4336
D 1,568
- Câu 16 : Cho hỗn hợp hai chất X, Y cùng có công thức phân tử C4H11O2N có khối lượng 52,5 gam tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 3,5M thoát ra hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và có mùi khai có tỉ khối hơi so với Hidro là 18,25. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A 62,2
B 45,6 gam
C 53,25
D 54,6 gam
- Câu 17 : Cho 25,24 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Cu, Ag tác dụng vừa đủ 787,5 gam dung dịch HNO3 20% thu được dung dịch Y chứa a gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2, tỉ khối của Z so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn khan. Hiệu số (a-b) gần với giá trị nào nhất sau đây?
A 110,50.
B 151,72.
C 75,86
D 154,12.
- Câu 18 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a (mol) muối Y và b (mol) muối Z (MY < MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỷ lệ a: b là:
A 2:3
B 4:3
C 3:2
D 3:5
- Câu 19 : Hòa tan hoàn toàn 0,02 mol Fe và 0,01 mol Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,1M và HCl 0,4M thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thì xuất hiện a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, sản phẩm khử của NO3- là khí NO duy nhất. Giá trị của a là
A 11,48.
B 13,64.
C 2,16.
D 12,02.
- Câu 20 : Đun nóng 0,5 mol hỗn hợp E gồm tripeptit X, tetrapeptit Y và pentapeptit Z (đều là mạch hở) với lượng KOH vừa đủ, khi các phản ứng hoàn toàn thì được dung dịch chứa 0,4 mol muối của glyxin, 0,6 mol muối của alanin và 0,5 mol muối của valin. Nếu đem đốt a gam hỗn hợp E với lượng O2 dư thì thu được các khí và hơi, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước bằng 62,34 gam. Giá trị của a gần đúng với giá trị nào sau đây
A 100
B 15
C 199
D 20
- Câu 21 : Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O, NO và NO2. Trong Y, số mol N2 bằng số mol NO2. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 18,5. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A 1,275 mol.
B 1,080 mol.
C 1,140 mol.
D 1,215 mol.
- Câu 22 : Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H+, y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 mol Cl-. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A 51,28 gam.
B 62,91gam.
C 46,60 gam.
D 49,72 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein