Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 10 (...
- Câu 1 : Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là
A phenyl và benzyl.
B vinyl và alyl.
C alyl và vinyl.
D benzyl và phenyl.
- Câu 2 : Ancol nào sau đây bị oxi hóa thành xeton?
A Butan-1-ol.
B Propan-2-ol.
C Propan-1-ol.
D 2-metylpropan-1-ol.
- Câu 3 : Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?
A Metylamin, etylamin, đimetylamin, trimeltylamin là chất khí, dễ tan trong nước.
B Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
C Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.
D Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng.
- Câu 4 : Chất nào sau đây dẫn điện?
A NaOH đặc.
B NaOH khan.
C NaOH nóng chảy.
D Cả A và C.
- Câu 5 : Trong cơ thể, lipit bị oxi hóa thành
A NH3, CO2, H2O.
B NH3 và H2O.
C H2O và CO2.
D Amoniac và cabonic.
- Câu 6 : Trường hợp không đúng giữa tên quặng sắt và hợp chất sắt chính có trong quặng sắt là
A hematit nâu chứa Fe2O3.
B manhetit chứa Fe3O4.
C xiđerit chứa FeCO3.
D pirit chứa FeS2.
- Câu 7 : Trong các phản ứng giữa các cặp chất dưới đây, phản ứng nào làm giảm mạch polime?
A Poli (vinyl clorua) + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)
B Cao su thiên nhiên + HCl \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)
C Amilozo + H2O \(\xrightarrow{{{H^ + },{t^o}}}\)
D Poli(vinyl axetat) \(\xrightarrow{{O{H^ - },{t^o}}}\)
- Câu 8 : Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của anđehit ta thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Dãy đồng đẳng đó là
A Anđehit no đơn chức mạch hở.
B Anđehit no mạch vòng.
C Anđehit no hai chức.
D Anđehit no đơn chức.
- Câu 9 : Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.Phát biểu nào sau đây đúng?
A Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.
B Kim loại Cu khử được ion Fe2+.
C Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.
D Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+.
- Câu 10 : Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A 2.
B 4.
C 5.
D 3.
- Câu 11 : CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
A đám cháy do xăng, dầu.
B đám cháy nhà cửa, quần áo.
C đám cháy do magie hoặc nhôm.
D đám cháy do khí ga.
- Câu 12 : Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, C6H5OH. Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất trên là
A C6H5OH, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
B C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH.
C C6H5OH, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH.
D C2H5OH, C6H5OH, HCOOH, CH3COOH.
- Câu 13 : Ngâm thanh Cu dư vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là
A Fe(NO3)2.
B Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.
C Fe(NO3)3.
D Fe(NO3)3; Fe(NO3)2.
- Câu 14 : Cho dung dịch metylamin đến dư vào các dung dịch sau: FeCl3; CuSO4; Zn(NO3)2; CH3COOH thì số lượng kết tủa thu được là:
A 1.
B 0.
C 3.
D 2.
- Câu 15 : Thuốc thử phân biệt glucozo với fructozo là
A H2.
B [Ag(NH3)2]OH.
C Dung dịch Br2.
D Cu(OH)2.
- Câu 16 : Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là
A 34,68.
B 19,87.
C 24,03.
D 36,48.
- Câu 17 : Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m
A 19,70.
B 11,73.
C 9,85.
D 11,82.
- Câu 18 : Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A C3H9N.
B C3H7N.
C C2H7N.
D C4H9N.
- Câu 19 : Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư, thu được 8,96 lít khí. Cũng hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X đó và dung dịch NaOH dư, thu được 12,32 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A 21,1.
B 11,9.
C 22,45.
D 12,7.
- Câu 20 : Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. X có công thức phân tử là
A C2H5OH.
B C3H7OH.
C C5H11OH.
D C4H9OH.
- Câu 21 : Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
A 4,72.
B 4,08.
C 4,48.
D 3,20.
- Câu 22 : Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M đun nóng. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A 150 ml.
B 300 ml.
C 200 ml.
D 400 ml.
- Câu 23 : Hỗn hợp X có tỉ khối dX/H2 = 15 gồm C2H2, C2H4, C2H6, C3H4 và H2 được chứa trong bình có dung tích 2,24 lít (đktc). Cho một ít Ni (thể tích không đáng kể) vào bình rồi nung nóng một thời gian, sau đó dẫn hỗn hợp khí Y thu được qua bình chứa Br2 thu được 0,56 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có dZ/H2 = 20. Khối lượng bình Br2 tăng lên (Δm) có giá trị
A 3,19 gam.
B 2 gam.
C 1,5 gam.
D 1,12 gam.
- Câu 24 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Nung NaHCO3 rắn. (2). Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc.(3) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.(4) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.(5). Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.(6). Sục khí Cl2 vào dung dịch KI.Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A 5.
B 4.
C 2.
D 3.
- Câu 25 : Cho sơ đồ phản ứng sau:\(Toluen\xrightarrow[{1:1}]{{ + C{l_2},\,{\text{as}}}}X\xrightarrow{{ + NaOH,\,{t^o}}}Y\xrightarrow{{ + CuO,\,{t^o}}}Z\xrightarrow{{ + dd\,AgN{O_3}/N{H_3}}}T\).Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Công thức cấu tạo đúng nhất của T là chất nào sau đây?
A C6H5–COOH.
B CH3–C6H4–COONH4.
C C6H5–COONH4.
D p–HOOC–C6H4–COONH4.
- Câu 26 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2.Giá trị của m là
A 173,8.
B 144,9.
C 135,4.
D 164,6.
- Câu 27 : Cho hỗn hợp A gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận dung dịch thu được (m+7,9) gam muối khan. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối, được Na2CO3 và hỗn hợp B (khí và hơi). Cho B vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít khí bay ra (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong A là
A 46,94%.
B 64,63%.
C 69,05%.
D 44,08%.
- Câu 28 : X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa các nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ mol 1:1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2; 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là
A 3,78%.
B 3,92%.
C 3,96%.
D 3,84%.
- Câu 29 : Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t (giây) được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t (giây) thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A 1,680.
B 4,788.
C 4,480.
D 3,920.
- Câu 30 : Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 15,45 gam X phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A 16,2.
B 12,3.
C 14,1.
D 14,4.
- Câu 31 : Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2; NO; NO2; H2) có tỉ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau:(a) Giá trị của m là 82,285 gam.(b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol.(c) Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X là 18,638%.(d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.(e) Số mol Mg trong X là 0,15 mol.Số nhận định đúng là:
A 4.
B 1.
C 3.
D 2.
- Câu 32 : Tiến hành các thí nghiệm sau (1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3 (2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng (3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH (4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong ddHCl (5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm (6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 33 : Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 ?
A Ag
B Fe
C Cu
D Zn
- Câu 34 : Hợp chất nào sau đây của nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (theo tỉ lệ mol 1:1) cho sản phẩm Na[Al(OH)4]?
A Al2(SO4)3.
B AlCl3.
C Al(NO3)3.
D Al(OH)3.
- Câu 35 : Phát biểu nào sau đây là sai ?
A Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3
B Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối
C Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
D Thạch cao nung(CaSO4.2H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng.
- Câu 36 : Chất X có các đặc điểm sau: Phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là:
A Saccarozơ
B Mantozơ
C Glucozơ
D Tinh bột
- Câu 37 : Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là:
A Đồng
B Bạc
C Sắt
D Sắt tây
- Câu 38 : Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ Al(OH)3 có tính axit?
A Al(OH)3 (r) → Al3+ (dd).
B Al(OH)3 (r) → Al2O3 (r).
C Al(OH)3 (r) → [Al(OH)4]-.
D Al(OH)3 (r) → Al2O3 → Al (r).
- Câu 39 : Thuỷ phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ. Lấy toàn bộ sản phẩm X của phản ứng thuỷ phân cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng.Giá trị của a, b lần lượt là
A 43,2 và 32
B 43,2 và 16
C 21,6 và 16
D 21,6 và 32
- Câu 40 : Cứ 49,125 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 30 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ số mắt xích stiren và butađien trong loại cao su trên tương ứng là
A 1: 3.
B 2: 1.
C 2: 3.
D 1: 2
- Câu 41 : Một mẫu khí thải ra được cho qua dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do khí thải có ?
A SO2
B H2S
C CO2
D NO2
- Câu 42 : Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng. Tính thể tích khí NO2 bay ra (đktc) và số mol HNO3 (tối thiểu) phản ứng (biết rằng lưu huỳnh trong FeS2 bị oxi hoá lên số oxi hoá cao nhất)
A 33,6 lít và 1,4 mol
B 33,6 lít và 1,5 mol
C 22,4 lít và 1,5 mol
D 33,6 lít và 1,8 mol
- Câu 43 : Cho hỗn X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được 2 kết tủa gồm 2 hidroxit kim loại.Dung dịch Z chứa
A Zn(NO3)2, AgNO3,Fe(NO3)3
B Zn(NO3)2 ,Fe(NO3)2
C Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
D Zn(NO3)2,Cu(NO3)2, Fe(NO3)3
- Câu 44 : Phát biểu sai là:
A Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của amoniac.
B Anilin có khả năng làm mất màu nước brom.
C Dung dịch anilin trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
D Anilin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho phenol và giải phóng khí nitơ.
- Câu 45 : Cho 0,15 mol este X mạch hở vào 150 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng để phản ứng thuỷ phân este xảy ra hoàn toàn thu được 165 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 22,2 gam chất rắn khan. Hãy cho biết X có bao nhiêu CTCT thoả mãn?
A 3
B 4
C 1
D 2
- Câu 46 : Oxit nào sau đây là lưỡng tính ?
A Fe2O3
B CrO
C Cr2O3
D CrO3
- Câu 47 : Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2 M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- và không có khí H2 bay ra
A 0,64
B 2,4
C 0,32
D 1,6
- Câu 48 : Phát biểu nào sau đây là sai ?
A Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
B Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt nhân.
C Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có bán kính nguyên tử tăng dần.
D Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
- Câu 49 : Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của x là
A 0,06.
B 0,09.
C 0,12.
D 0,1
- Câu 50 : Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là:
A 10,31 gam
B 11,77 gam
C 14,53 gam
D 7,31 gam
- Câu 51 : Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai?
A Có 3 chất làm mất màu nước brom.
B Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm.
C Có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở.
D Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc.
- Câu 52 : Cho các phản ứng sau: (1) dung dịch Na2CO3 + dung dịch H2SO4. (2) dung dịch Na2CO3 + dung dịch FeCl3. (3) dung dịch Na2CO3 + dung dịch CaCl2. (4) dung dịch NaHCO3 + dung dịch Ba(OH)2. (5) dung dịch (NH4)2SO4 + dung dịch Ba(OH)2. (6) dung dịch Na2S + dung dịch AlCl3. Số phản ứng tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là
A 3
B 6
C 4
D 5
- Câu 53 : Cho 2,16 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tan hết trong dung dịch axit HNO3 loãng, đun nóng nhẹ tạo ra dung dịch X và 448 ml (đo ở 354,90 K và 988 mmHg) hỗn hợp khí Y khô gồm 2 khí không màu, không đổi màu trong không khí. Tỷ khối của Y so với oxi bằng 0,716 lần tỷ khối của khí cacbonic so với nitơ. Làm khan X một cách cẩn thận thu được m gam chất rắn Z, nung Z đến khối lượng không đổi thu được 3,84 gam chất rắn T. Giá trị của m là
A 15,18.
B 17,92.
C 16,68.
D 15,48.
- Câu 54 : Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức luôn thu được số mol CO2 bằng mol H2O.(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chưa nguyên tố cacbon và hidro.(c) Axit axetic thể hiện tính axit khi tác dụng với tất cả các chất sau: Na; NaOH; K2S; CuO; C2H5OH. (d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.(e) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, nhưng thành phần phân tử hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.(g) phản ứng ứng thế brom vào nhân benzen cần xúc tác là bột Fe.Số phát biểu không đúng là
A 6
B 5
C 4
D 3
- Câu 55 : Hỗn hợp M gồm axit cacbonxylic X và este Y (đều đơn chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là:
A C2H5COOH và 18,5.
B CH3COOH và 15,0.
C C2H3COOH và 18,0
D HCOOH và 11,5.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein