Đề trắc nghiệm giữa học kì 2 Hóa học 10 - THPT Yên...
- Câu 1 : Phát biểu không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh là
A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.
B. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường
C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa
D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
- Câu 2 : Dãy đơn chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. Cl2, O3, S.
B. Br2, O2, Ca.
C. Na, F2, S.
D. S, Br2, Cl2.
- Câu 3 : Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng hóa chất
A. khí H2.
B. dung dịch KI và hồ tinh bột.
C. kim loại đồng.
D. hồ tinh bột.
- Câu 4 : Đồng có hai đồng vị là 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là
A. 64,64.
B. 63,45.
C. 64,46.
D. 63,54.
- Câu 5 : Cho phản ứngMnO2 + 4HCl => MnCl2 + Cl2 + 2H2O
A. chất tạo môi trường.
B. chất khử.
C. chất oxi hóa.
D. chất khử và chất tạo môi trường.
- Câu 6 : Khối lượng SO2 tạo thành khi cho 128 gam S phản ứng hoàn toàn với 100 gam O2 là
A. 228 gam.
B. 200 gam.
C. 100 gam.
D. 256 gam.
- Câu 7 : Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,98 gam.
B. 9,52 gam.
C. 10,27 gam
D. 7,25 gam.
- Câu 8 : Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là
A. nguyên tố p.
B. nguyên tố s.
C. nguyên tố d
D. nguyên tố f.
- Câu 9 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản bằng 180. Trong đó số hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là
A. flo.
B. brom.
C. clo.
D. iot.
- Câu 10 : Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng
A. không oxi hóa – khử.
B. oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử hoặc không.
D. thuận nghịch.
- Câu 11 : Thêm 3,0 gam MnO2 vào 197,0 g hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kỹ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Thành phần % khối lượng của KClO3 trong hỗn hợp là
A. 61,28%.
B. 68,12%.
C. 62,18%.
D. 68,21%.
- Câu 12 : Theo thứ tự F2, Cl2, Br2, I2 thì
A. tính oxi hóa giảm, tính khử tăng.
B. tính oxi hóa tăng, tính khử giảm.
C. tính oxi hóa giảm, tính khử giảm.
D. tính oxi hóa tăng, tính khử tăng.
- Câu 13 : Cho phương trình hóa học:Fe3O4 + HNO3 => Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
A. 13x – 9y.
B. 46x – 18y.
C. 45x – 18y.
D. 23x – 9y.
- Câu 14 : Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng chung là
A. ns2np6.
B. 3s23p5.
C. ns2np5.
D. 2s22p5.
- Câu 15 : Dãy gồm các nguyên tố chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. H2O, HF, H2S.
B. O2, H2O, NH3.
C. HF, HCl, Cl2.
D. HCl, O3, H2S.
- Câu 16 : Hòa tan 9,6 gam Mg trong dung dịch HNO3 tạo ra 2,24 lít khí NxOy. Công thức của NxOy là
A. N2O4.
B. N2O.
C. NO.
D. NO2.
- Câu 17 : Đốt 13 gam bột một kim loại hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam (giải sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại đó là
A. Ca.
B. Cu.
C. Fe.
D. Zn.
- Câu 18 : Nguyên tử của nguyên tố X có 10 proton, 10 nơtron và 10 electron. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, vị trí của nguyên tử X là
A. ở chu kì 2, nhóm VA.
B. ở chu kì 3, nhóm VA.
C. ở chu kì 3, nhóm VIIA.
D. ở chu kì 2, nhóm VIIIA.
- Câu 19 : Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết phần trăm khối lượng oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là
A. 14.
B. 31.
C. 32.
D. 52.
- Câu 20 : Flo tác dụng được với tất cả các chất thuộc dãy:
A. O2, dung dịch KOH, H2O, H2.
B. Au, H2, dung dịch NaOH.
C. Pt, O2, NaI, H2O.
D. N2, NaBr, H2, HI.
- Câu 21 : Cho các chất khí sau: Cl2, SO2, SO3, CO2. Chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom là
A. SO2.
B. Cl2.
C. SO3.
D. CO2.
- Câu 22 : Clo không phản ứng với
A. Ca(OH)2.
B. NaBr.
C. NaCl.
D. NaOH.
- Câu 23 : Cho các chất: FeCl2, FeCl3, O2, H2SO4, Fe(NO3)2, FeSO4. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
- Câu 24 : Lớp electron liên kết chặt chẽ với hạt nhân nguyên tử chặt chẽ nhất là
A. lớp sát lớp ngoài cùng.
B. lớp ngoài cùng.
C. lớp trong cùng.
D. lớp ở giữa.
- Câu 25 : Nguyên tử X có kí hiệu là \({}_{11}^{23}Na\). Vậy số nơtron có trong X là:
A. 13.
B. 12.
C. 23.
D. 11.
- Câu 26 : Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và nơtron.
B. electron và proton.
C. proton và nơtron.
D. electron, proton và nơtron.
- Câu 27 : Cho 1,12 lít (đktc) halogen X2 tác dụng vừa đủ với đồng kim loại thu được 11,2 CuX2. Nguyên tố halogen là
A. clo.
B. flo.
C. iot.
D. brom.
- Câu 28 : Số electron tối đa trong lớp thứ 3 là
A. 8.
B. 9.
C. 32.
D. 18.
- Câu 29 : Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. X, Y là
A. Mg, Al.
B. Li, Be.
C. K, Ca.
D. Na, K.
- Câu 30 : Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là
A. 1,35 gam.
B. 13,5 gam.
C. 0,81 gam.
D. 8,1 gam.
- Câu 31 : Chu kì là dãy nguyên tố có cùng
A. số proton.
B. số lớp electron.
C. số electron hóa trị.
D. số điện tích hạt nhân.
- Câu 32 : Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền là 37Cl (chiếm 24,23%) và còn lại là 35Cl. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 37Cl trong HClO4 là
A. 8,56%.
B. 8,43%.
C. 8,92%.
D. 8,79%.
- Câu 33 : Các nguyên tử kết hợp với nhau với mục đích tạo thành liên kết mới có đặc điểm
A. kém bền vững hơn cấu trúc ban đầu.
B. tương tự như cấu trúc ban đầu.
C. giống như cấu trúc ban đầu.
D. bền vững hơn cấu trúc ban đầu.
- Câu 34 : Clo hóa hoàn toàn 1,96 gam kim loại X thu được 5,6875 gam muối clorua tương ứng. Để hòa tan vừa đủ 4,6 gam hỗn hợp gồm kim loại X và một oxit của nó cần dùng 80 ml dung dịch HCl 2M, còn nếu cho luồng khí H2 dư đi qua 4,6 gam hỗn hợp trên thì sau phản ứng thu được 3,64 gam chất rắn Y. Công thức của oxit kim loại X là
A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe3O4.
D. ZnO.
- Câu 35 : Phát biểu không đúng là
A. Độ âm điện của các halogen tăng từ iot đến flo.
B. Trong các hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen thể hiện số oxi hóa từ -1 đến +7.
C. Flo là nguyên tố có độ âm điện cao nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn.
D. HF là axit yếu, còn HCl, HBr và HI là các axit mạnh.
- Câu 36 : Hỗn hợp khí X gồm khí Cl2 và O2. X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. % thể tích khí Cl2 có trong hỗn hợp X là
A. 55,45%.
B. 55,55%.
C. 45,55%.
D. 50,00%.
- Câu 37 : Hiện tượng dung dịch HCl đặc “bốc khói trắng” trong không khí ẩm là do
A. HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt axit rất nhỏ.
B. HCl dễ phân hủy thành H2 và Cl2.
C. hơi nước tạo thành.
D. HCl dễ bay hơi.
- Câu 38 : Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa
A. electron chung và hạt nhân nguyên tử.
B. cation và electron tự do.
C. các ion mang điện tích cùng dấu.
D. cation và anion.
- Câu 39 : Cho phản ứng: 2FeCl3 + H2S => 2FeCl2 + S + 2HCl.Vai trò của H2S trong phản ứng này là
A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. chất khử và chất oxi hóa.
D. không phải chất khử, cũng không phải chất oxi hóa.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao