Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lí năm 2019 - Đ...
- Câu 1 : Một chất phóng xạ có hằng số phân rã λ=1,44.10-3ngày-1. Trong thời gian bao lâu thì 75% hạt nhân ban đầu sẽ bị phân rã?
A 962,7 ngày
B 940,8 ngày
C 39,2 ngày
D 40,1 ngày
- Câu 2 : Câu nào dưới đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A phản xạ được trên các mặt kim loại.
B giống tính chất của sóng cơ học.
C có vận tốc 300.000 km/h.
D giao thoa được với nhau
- Câu 3 : Gốc thời gian được chọn vào lúc nào nếu phương trình dao động điều hòa có dạng x = Acos(ωt + π/2) ?
A Lúc chất điểm có li độ x = - A.
B Lúc chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều dương qui ước.
C Lúc chất điểm có li độ x = + A.
D Lúc chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều âm quy ước.
- Câu 4 : Trong thí nghiệm với khe Y-âng nếu thay không khí bằng nước có chiết suất n = 4/3, thì hệ vân giao thoa trên màn sẽ thay đổi thế nào?
A Khoảng vân tăng lên bằng 4/3 lần khoảng vân trong không khí.
B Khoảng vân không đổi
C Vân chính giữa to hơn và dời chỗ.
D Khoảng vân trong nước giảm đi và bằng 3/4 khoảng vân trong không khí.
- Câu 5 : Ánh sáng từ hai nguồn kết hợp có bước sóng l1=500nm truyền đến màn tại một điểm có hiệu đường đi hai nguồn sáng là Dd=0,75mm. Tại điểm này quan sát được gì nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng l2 = 750nm?
A Từ cực tiểu giao thoa chuyển thành cực đại giao thoa.
B Từ cực đại giao thoa chuyển thành cực tiểu giao thoa.
C Từ cực đại của một màu chuyển thành cực đại của một màu khác.
D Từ cực đại của một màu chuyển thành cực tiểu của một màu khác.
- Câu 6 : Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C biến thiên, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Mắc vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều u = U0coswt. Điều chỉnh điện dung để điện áp hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại UCmax. Khi đó
A vectơ \(\vec U\) vuông góc với vectơ \({\vec U_R}\).
B vectơ \(\vec U\) vuông góc với vectơ \({\vec U_{RL}}\).
C vectơ \(\vec U\) vuông góc với vectơ \({\vec U_{RC}}\).
D vectơ \(\vec U\) vuông góc với vectơ \({\vec U_{LC}}\).
- Câu 7 : Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều gồm 2 cặp cực. Vận tốc quay của rôto là 1500 vòng/phút. Phần ứng của máy gồm 4 cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp. Biết rằng từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là Ф0 = 5.10-3 Wb và suất điện động hiệu dụng mà máy tạo ra là 120V. Số vòng dây của mỗi cuộn dây là
A 100
B 54
C 62
D 27
- Câu 8 : Laze rubi không hoạt động nguyên tắc nào dưới đây?
A Dựa vào sự tái hợp giữa êlectron và lỗ trống.
B Tạo ra sự đảo lộn mật độ.
C Sử dụng buồng cộng hưởng.
D Dựa vào sự phát xạ cảm ứng.
- Câu 9 : Một chất điểm dao động điều hòa theo qui luật \(x = 4cos\left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\). Trong thời gian 1,25 s tính từ thời điểm t = 0, chất điểm qua vị trí có li độ x = - 1 cm:
A 3 lần
B 5 lần
C 6 lần
D 4 lần
- Câu 10 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ T = 1s. Tại thời điểm t =2,5s tính từ lúc bắt đầu dao động vật nặng đi qua vị trí có li độ x = -2cm và vận tốc v = -4π\(\sqrt 3 \) cm/s. Phương trình dao động của con lắc là:
A x = 4cos(2πt - π/3) (cm)
B x = 4cos(2πt - 2π/3) (cm)
C x = 4cos(2πt + π/3) (cm)
D x = 4cos(2pt + 2π/3) (cm)
- Câu 11 : Một mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 2 mH và một tụ điện có điện dung C = 45 pF. Muốn thu sóng điện từ có bước sóng 400 m người ta mắc thêm tụ điện có điện dung C’ vào C. Trị số C’ và cách mắc là
A C’= 45 pF ghép song song C
B C’= 45 pF ghép nối tiếp C
C C’= 22,5 pF ghép song song C
D C’= 22,5 pF ghép nối tiếp C
- Câu 12 : Một con lắc lò xo dao động điều theo phương thẳng đứng với biên độ A = 4 cm, khối lượng của vật m = 400 g. Giá trị lớn nhất của lực đàn hồi tác dụng lên vật là 6,56N. Cho π2 = 10; g = 10m/s2. Chu kỳ dao động của vật là:
A 1,5 s
B 0,5 s
C 0,75 s
D 0,25 s
- Câu 13 : Cho ba dao động điều hòa cùng phương cùng tần số: x1 = 4cos(30t)(cm), x2 = - 4sin(30t) (cm), \({x_3} = 4\sqrt 2 c{\rm{os}}(30t - {\pi \over 4})cm\). Dao động tổng hợp x = x1 + x2 + x3 có dạng:
A x = 4cos(30t - \({\pi \over 2}\)) (cm)
B x = \(8\sqrt 2 c{\rm{os}}(30t)\) cm
C x = \(4\sqrt 2 c{\rm{os}}(30t + {\pi \over 2})\) cm
D x = 8cos(30t) (cm)
- Câu 14 : Một con lắc đơn dao động điều hòa ở mặt đất, nhiệt độ 300C. Đưa lên cao 640m chu kỳ dao động của con lắc vẫn không đổi. Biết hệ số nở dài của dây treo con lắc a = 2.10-5K-1, cho bán kính trái đất là 6400 km. Nhiệt độ ở độ cao đó là:
A 200C
B 250C
C 150C
D 280C
- Câu 15 : Một nguồn âm S có công suất P, sóng âm lan truyền theo mọi phía. Mức cường độ âm tại điểm cách S 1m là 100 dB. Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Cường độ âm tại điểm cách S 10m là:
A \({10^{ - 2}}\,\,{\rm{W}}/{m^2}\)
B 1,5W/m2
C \({10^{ - 4}}\,\,{\rm{W}}/{m^2}\)
D 2,5W/m2
- Câu 16 : Cho một mạch điện gồm biến trở Rx mắc nối tiếp với tụ điện có \(C = 63,8\mu F\) và một cuộn dây có điện trở thuần \(r = 70\Omega \), độ tự cảm \(L = {1 \over \pi }H\). Đặt vào hai đầu một điện áp U = 200V có tần số f = 50Hz. Giá trị của Rx để công suất của mạch cực đại và giá trị cực đại đó lần lượt là:
A 0Ω; 378,4W
B 20Ω; 378,4W
C 10Ω; 78,4W
D 30Ω; 100W
- Câu 17 : Có hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi, có chiều dài hơn kém nhau 48 cm. Trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 20 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 12 dao động. Cho g = 9,8m/s2. Chu kỳ dao động của con lắc thứ nhất là:
A 2,00 s
B 1,04 s
C 1,72 s
D 2,12 s
- Câu 18 : Tiến hành thì nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, một học sinh đo được chiều dài con lắc là \((119 \pm 1)\) (cm). Chu kì dao động nhỏ của nó là \((2,20 \pm 0,01)\) (s). Lấy π2 = 9,87 và bỏ qua sai số của π. Gia tốc trọng trường do học sinh đo được tại nơi làm thí nghiệm là:
A \(g = (9,7 \pm 0,1)(m/{s^2})\)
B \(g = (9,8 \pm 0,1)(m/{s^2})\)
C \(g = (9,7 \pm 0,2)(m/{s^2})\)
D \(g = (9,8 \pm 0,2)(m/{s^2})\)
- Câu 19 : Một mạch dao động lý tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=1H\) và một tụ điện có điện dung \(C = 10\mu F\). Tụ điện được nạp điện đến điện tích cực đại \({Q_0}\). Chọn gốc thời gian \(t=0\) lúc tụ điện bắt đầu phóng điện. Điện tích của tụ điện là \(q = 0,5{Q_0}\) sau thời gian ngắn nhất bằng:
A \(0,33s\)
B \(0,33ms\)
C \(33ms\)
D \(3,3ms\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất