Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa học trường THPT T...
- Câu 1 : Điều chế este CH3COOCH=CH2 cần trực tiếp nguyên liệu nào sau đây?
A Axit axetic và etilen
B Axit acrylic và ancol metylic
C Anđehit axetic và axetilen
D Axit axetic và axetilen
- Câu 2 : Công thức của glixerol là
A C3H5(OH)3.
B C3H6(OH)2.
C C3H8O3.
D C2H4(OH)2.
- Câu 3 : Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là
A CH3OH và C2H5OH.
B C2H5OH và C3H7OH.
C C3H7OH và C4H9OH
D C3H5OH và C4H7OH.
- Câu 4 : Hợp chất A là chất rắn, có nhiều ứng dụng như: chế tạo thuốc nổ, pháo hoa, sản xuất diêm. Chất A là
A Kali clorua.
B Natri clorua.
C Kali clorat.
D Natri hipoclorit.
- Câu 5 : Để điều chế 25,245kg xenlulozơ trinitrat, người ta cho xenlulozơ tác dụng với dung dịch chứa m kg HNO3 (xúc tác là H2SO4 đặc) với hiệu suất đạt 85%. Giá trị của m là
A 22,235.
B 15,7.
C 18,9
D 20,79.
- Câu 6 : Tên gọi nào sau đây không phải là tên của hợp chất hữu cơ este?
A Metyl etylat
B Metyl fomat
C Etyl axetat
D Etyl fomat
- Câu 7 : Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Làm bay hơi hết nước có trong 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol của NO3- trong dung dịch X là
A 0,3M.
B 0,6M.
C 0,2M.
D 0,4M.
- Câu 8 : Tổng số liên kết pi và vòng trong phân tử C7H6O3 là
A 4
B 2
C 3
D 5
- Câu 9 : Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có chứa khí nào sau đây?
A NH3.
B CO2.
C H2S.
D SO2.
- Câu 10 : Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đktc). Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Kim loại R và giá trị của m là
A Ag; 10,8.
B Cu; 9,45.
C Fe; 11,2.
D Zn; 13.
- Câu 11 : Cho các chất sau: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete. Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là
A 6
B 5
C 4
D 3
- Câu 12 : Chất gây hiệu ứng nhà kính là
A N2.
B CO2.
C CO.
D H2.
- Câu 13 : Cho phản ứng hóa học: 6nCO2 + 5nH2O -> (C6H10O5)n + 6nO2.Phản ứng trên thuộc quá trình nào sau đây?
A Quá trình oxi hoá.
B Quá trình khử.
C Quá trình quang hợp.
D Quá trình hô hấp.
- Câu 14 : Hai este X và Y có cùng CTPT C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A 3,4 gam.
B 0,82 gam.
C 2,72 gam.
D 0,68 gam.
- Câu 15 : Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần trăm về thể tích của etilen và axetilen lần lượt là
A 34,34% và 65,66%.
B 66,67% và 33,33%.
C 33,33% và 66,67%.
D 65,66% và 34,34%.
- Câu 16 : Nhóm gluxit đều tham gia phản ứng thuỷ phân là
A Saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ.
B Saccarozơ, glucozơ, tinh bột.
C Saccarozơ, mantozơ, glucozơ.
D Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.
- Câu 17 : Cho 3 axit: ClCH2COOH, BrCH2COOH, ICH2COOH. Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là
A ClCH2COOH < ICH2COOH < BrCH2COOH.
B ClCH2COOH < BrCH2COOH < ICH2COOH.
C BrCH2COOH < ClCH2COOH < ICH2COOH.
D ICH2COOH < BrCH2COOH < ClCH2COOH.
- Câu 18 : Axit axetic không tác dụng được với chất nào sau đây?
A NaOH.
B CO2.
C Cu(OH)2.
D Na
- Câu 19 : Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y→ Z→ T → C6H5OH. (X, Y, Z là các chất hữu cơ khác nhau). Z có thể là
A C6H5NO2.
B C6H5ONa.
C C6H5NH2.
D C6H5Br.
- Câu 20 : Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất?
A Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước vôi trong.
B Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước.
C Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm giấm ăn.
D Nút ống nghiệm bằng bông khô.
- Câu 21 : Axetanđehit là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
A CH3COOH.
B CH3CHO.
C HCHO.
D C2H5CHO.
- Câu 22 : Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là
A 31 gam.
B 31,45 gam.
C 30 gam.
D 32,36 gam.
- Câu 23 : Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A 2,24.
B 4,48
C 1,79.
D 5,6.
- Câu 24 : Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A 9,0.
B 9,5
C 8,0.
D 8,5.
- Câu 25 : Cho 8 gam Ca tan hoàn toàn trong 200ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M thu được khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Đáp án nào sau đây là đúng về giá trị của m?
A 22,2 < m < 27,2.
B 25,95 < m < 27,2.
C 22,2 ≤ m ≤ 27,2.
D 22,2 ≤ m ≤ 25,95.
- Câu 26 : Cân bằng hóa học nào sau đây không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất của hệ phản ứng?
A H2(k) + I2(k) 2HI(k).
B 2NO2(k) N2O4(k)
C 3H2 + N2(k) 2NH3(k).
D CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k).
- Câu 27 : Trộn 100 ml dung dịch A gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch B gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch D gồm H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch C thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là
A 82,4 và 5,6.
B 59,1 và 2,24.
C 82,4 và 2,24.
D 59,1 và 5,6.
- Câu 28 : Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A C2H3COOC2H5
B CH3COOCH3
C CH3COOC2H5
D C2H5COOCH3
- Câu 29 : Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch cacbon không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng được với tối đa 2 mol NaHCO3. Công thức của axit malic là
A HOOC-CH(CH3)-CH2-COOH.
B CH3OOC-CH(OH)-COOH.
C HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.
D HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO
- Câu 30 : Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.
B Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
D Ag+, Mg2+, NO3-, Br- .
- Câu 31 : Hợp chất X có công thức phân tử C4H6O3. X phản ứng được với Na, NaOH và có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X có thể là
A CH3COOCH2CH2OH
B HCOOCH=CHCH2OH
C HCOOCH2-O-CH2CH3
D HO-CH2COOCH=CH2
- Câu 32 : Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A 64,8 gam.
B 10,8 gam.
C 21,6 gam.
D 43,2 gam.
- Câu 33 : Cho khí X đi qua hơi nước thấy có hiện tượng bốc cháy. Khí X có thể là
A Br2
B F2
C I2
D Cl2
- Câu 34 : Cho phản ứng:FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O.Sau khi cân bằng (với hệ số là các số nguyên, tối giản), tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng là
A 28
B 22
C 20
D 24
- Câu 35 : Có bốn lọ mất nhãn, riêng biệt chứa: glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên?
A Nước brom.
B [Ag(NH3)2]OH.
C Na kim loại.
D Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
- Câu 36 : Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336ml hơi một ancol (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A C2H5COOH và C2H5COOCH3.
B HCOOH và HCOOC3H7.
C HCOOH và HCOOC2H5.
D CH3COOH và CH3COOC2H5.
- Câu 37 : Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A Sục ozon vào dung dịch KI.
B Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
C Sục SO2 vào dung dịch nước brom.
D Nhỏ nước oxi già vào dung dịch hỗn hợp thuốc tím và axit sunfuric.
- Câu 38 : Khi xà phòng hóa tripanmitin, thu được sản phẩm là
A C15H31COONa và glixerol.
B C17H29COONa và glixerol.
C C17H33COONa và glixerol.
D C17H35COONa và glixerol.
- Câu 39 : Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra?
A Cho dung dịch HCl vào CaCO3.
B Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HNO3.
C Cho Na kim loại vào nước
D Đổ dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
- Câu 40 : Một thí nghiệm với khí amoniac được bố trí như hình sau: Qua hiện tượng thí nghiệm cho thấy:
A khí NH3 là khí nhẹ hơn nước và có tính bazơ.
B khí NH3 tan tốt trong nước và có tính bazơ.
C khí NH3 là khí nặng hơn nước và có tính bazơ.
D khí NH3 tan ít trong nước và có tính bazơ.
- Câu 41 : Từ 12kg gạo nếp (có 84% tinh bột) lên men thu được V lít cồn 900. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml, hiệu suất của toàn bộ quá trình là 58,93 %. Giá trị của V là
A 6,548.
B 5,468.
C 4,568.
D 4,685.
- Câu 42 : Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A 25%.
B 50%.
C 36%.
D 40%.
- Câu 43 : Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có số đồng phân este là
A 4
B 3
C 5
D 2
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein