Trắc nghiệm Hóa 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyê...
- Câu 1 : Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng?
A. Số hiệu nguyên tử là 4; chu kỳ 2; nhóm IV
B. Số hiệu nguyên tử là 8; chu kỳ 2; nhóm IV
C. Số hiệu nguyên tử là 16; chu kỳ 3; nhóm VI
D. Số hiệu nguyên tử là 25; chu kỳ 4; nhóm V
- Câu 2 : R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì
B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên
C. X là phi kim
D. R có 3 lớp electron
- Câu 3 : Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là $ns^2$. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?
A. L và M đều là những nguyên tố kim loại
B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn
C. L và M đều là những nguyên tố s
D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng
- Câu 4 : Cho các nguyên tố $_{8}^{}\textrm{X}$, $_{11}^{}\textrm{Y}$, $_{20}^{}\textrm{Z}$ , $_{26}^{}\textrm{T}$. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. X
B. T
C. Y
D. Y
- Câu 5 : X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A và thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. X là một kim loại và Y là một phi kim. Tổng số electron hóa trị của X và Y là 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu X là Al thì Y có thể là Cl
B. Nếu Y là Se thì X có thể là Zn
C. X và Y có thể tạo thành hợp chất có công thức hóa học XY
D. X và Y có thể là những nguyên tố thuộc nhóm IVA
- Câu 6 : Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp. Phân tử khối của A là
A. 96
B. 78
C. 114
D. 132
- Câu 7 : X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là
A. O
B. S
C. Mg
D. P
- Câu 8 : X là nguyên tố thuộc nhóm A và Y là nguyên tố thuộc nhóm B, chu kì 4 trong bảng tuần hoàn. Biết rằng số electron hóa trị của X và Y bằng nhau. Cho các phát biểu sau về X và Y:
(1) X là phi kim.
(2) Y là kim loại.
(3) X là nguyên tố p.
(4) Trong Y không có phân lớp f.Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng làA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 9 : Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:
(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử;
(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ;
(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp vào một cột;
(d) Các nguyên tố có cùng số phân lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng; Số nguyên tắc đúng làA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 10 : Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3
B. 4 và 3
C. 3 và 4
D. 4 và 4
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao