Đề kiểm tra trắc nghiệm HK2 môn Hóa 10 năm 2019 -...
- Câu 1 : Cho 11,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dd H2SO4 2M dư thì thu được 6,72 lít khí(đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:
A. 14,2g
B. 41,1g
C. 41,2g
D. 40,1g
- Câu 2 : Có thể dùng axit H2SO4 đặc làm khô khí nào sau đây?
A. SO2
B. H2S
C. CO2
D. NH3
- Câu 3 : Cho 6 gam một kim loại R có hóa trị không đổi khi tác dụng với oxi tạo ra 10 gam oxit. Kim loại R là
A. Fe
B. Zn
C. Ca
D. Mg
- Câu 4 : Cho 2,8 g Fe tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 thu được ở đktc là:
A. 3,36 lít
B. 1,68 lít
C. 33,6 lít
D. 16,8 lít
- Câu 5 : Hiđrôsunfua là một chất
A. Có tính khử mạnh
B. Có tính ôxi hoá yếu
C. Có tính ôxi hoá mạnh
D. Có tính axít yếu
- Câu 6 : Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì:
A. Chuyển thành màu nâu đỏ
B. Bị vẫn đục, màu vàng
C. Vẫn trong suốt không màu
D. Xuất hiện chất rắn màu đen
- Câu 7 : Hoà tan hết 2,16g kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 2,688 lít khí (đktc). Kim loại M là:
A. Al
B. Mg
C. Fe
D. Cu
- Câu 8 : So sánh tính oxi hóa của oxi, ozon, lưu huỳnh ta thấy:
A. Lưu huỳnh > Oxi > Ozon.
B. Oxi > Ozon > Lưu huỳnh.
C. Lưu huỳnh < Oxi < Ozon.
D. Oxi < Ozon < Lưu huỳnh
- Câu 9 : Để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm người ta dùng.
A. Cho Hiđrô tác dụng với lưu huỳnh.
B. Cho sắt (II) sunfua tác dụng với axít clohiđríc.
C. Cho sắt sunfua tác dụng với axít nitric.
D. Cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
- Câu 10 : Trong các chất sau đây, chất nào thụ động trong H2SO4 đặc:
A. Al, Fe
B. Cu, Fe
C. Zn, Al
D. Al, Cu
- Câu 11 : Thuốc thử nhận biết được 3 lọ dung dịch mất nhãn: Ba(NO3)2, Na2CO3, MgSO4
A. quì tím
B. HCl
C. H2SO4
D. BaCl
- Câu 12 : Khi cho Fe2O3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì sản phẩm thu được là
A. Fe2(SO4)3; SO2 và H2O
B. Fe2(SO4)3 và H2O
C. FeSO4; SO2 và H2O
D. FeSO4 và H2O
- Câu 13 : H2SO4 đặc vừa có tính axit vừa có tính:
A. tính khử
B. tính bazơ
C. tính oxi hóa
D. tính bền
- Câu 14 : Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch axit H2SO4 loãng là:
A. Ag, Ba, Fe, Sn
B. Cu, Zn, Na, Ba
C. Au, Pt
D. K, Mg, Al, Fe, Zn
- Câu 15 : Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách
A. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.
B. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.
C. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
D. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân
- Câu 16 : Những câu sau câu nào sai khí nói về tính chất hoá học của ozon?
A. Ozon kém bền hơn oxi
B. Ozon oxi hóa tất cả các kim loại kể cả Au và Pt
C. Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O
D. Ozon oxi hóa ion I- thành I2
- Câu 17 : Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng
A. Dung dịch chứa ion Ba2+
B. Quỳ tím
C. Thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2
D. Dung dịch muối Mg2+
- Câu 18 : Cho 0,3 mol NaOH hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít SO2 (đktc), lượng muối khan thu được là:
A. 18,9 gam
B. 20,8 gam
C. 31,2 gam
D. 23,0 gam
- Câu 19 : Hoà tan hoàn toàn 13 gam kim loại M (M có hóa trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí (đkc), kim loại M là
A. Fe
B. Mg.
C. Zn.
D. Al
- Câu 20 : Hóa chất dùng phân biệt CO2 và SO2 là
A. nước brom
B. giấy quỳ ẩm
C. phenolphtalein.
D. dd nước vôi
- Câu 21 : Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng
A. dung dịch CuSO4
B. dung dịch H2SO4
C. nước
D. dung dịch KI và hồ tinh bột
- Câu 22 : Khí sunfuro là chất có:
A. Tính khử mạnh
B. Tính oxi hóa mạnh
C. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
D. Tính oxi hóa yếu
- Câu 23 : Các nguyên tố nhóm VI A có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau, có thể viết dưới dạng tổng quát là
A. ns2np3
B. ns2np6
C. ns2np5
D. ns2np4
- Câu 24 : Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là
A. rót từ từ axit vào nước và khuấy đều.
B. rót nhanh axit vào nước và khuấy đều.
C. rót từ từ nước vào axit và khuấy đều.
D. rót nhanh nước vào axit và khuấy đều
- Câu 25 : Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí SO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được
A. Hỗn hợp hai muối NaHSO3, Na2SO3 và NaOH dư
B. Hỗn hợp 2 chất NaOH, Na2SO3
C. Hỗn hợp hai chất SO2 dư, NaOH
D. Hỗn hợp hai muối NaHSO3, Na2SO3
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao