Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 ĐS & GT 11 năm 2019 -...
- Câu 1 : Hệ số của \(x^3\) trong khai triển \({(x + 1)^6}\) là:
A. 20
B. 15
C. 6
D. 120
- Câu 2 : Một lớp học có 25 nữ, 17 nam. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một bạn làm thủ quỹ lớp?
A. 425
B. 25
C. 42
D. 17
- Câu 3 : Bạn An có 5 chiếc áo trắng, 4 quần xanh để mặc đi học. Hỏi An có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo để đi học?
A. 5
B. 20
C. 9
D. 4
- Câu 4 : Có 12 bạn gái thi nữ sinh thanh lịch. Hỏi ban giám khảo có bao nhiêu cách chọn ra ba em xếp giải nhất, nhì, ba?
A. 1
B. 220
C. 15
D. 1320
- Câu 5 : Cô giáo muốn sắp xếp 4 em học sinh vào bàn dài bốn chỗ ngồi. Hỏi cô có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi cho bốn bạn ấy?
A. 12
B. 8
C. 4
D. 24
- Câu 6 : Một lớp học có 30 học sinh. Hỏi lớp trưởng có bao nhiêu cách chọn 3 em làm trực nhật?
A. 24360
B. 90
C. 4060
D. 33
- Câu 7 : Khai triển \({(x + 1)^4}\) thành tổng các đơn thức?
A. \(C_4^1{x^4} + C_4^2{x^3} + 6C_4^3{x^2} + C_4^4x + C_4^0\)
B. \({x^4} + 4{x^3} + 6{x^2} + 4x + 1\)
C. \(C_4^0{x^4} + C_4^1{x^3} + 6C_4^2{x^2} + C_4^3x + C_4^4\)
D. \(C_4^1{x^4} + C_4^2{x^3} + 6C_4^3{x^2} + C_4^4x + C_4^1\)
- Câu 8 : Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của biến cố mặt chẵn xuất hiện?
A. \(\frac{1}{3}\)
B. \(\frac{1}{2}\)
C. \(\frac{3}{2}\)
D. \(\frac{2}{3}\)
- Câu 9 : Gieo một con xúc sắc cân đối và đồng chất. Số phần tử của biến cố A: “xuất hiện mặt lẻ chấm” là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 6
- Câu 10 : Xác định số phần tử của không gian mẫu khi gieo một đồng tiền ba lần?
A. 8
B. 27
C. 4
D. 6
- Câu 11 : Tính tổng các nghiệm của phương trình : \(C_x^1 + 6C_x^2 + 6C_x^3 = 9{x^2} - 14x\)
A. 11
B. 9
C. 7
D. 5
- Câu 12 : Từ các số tự nhiên 0,1, 2, 3, 4 ,5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau?
A. 120
B. 100
C. 60
D. 216
- Câu 13 : Rút gọn biểu thức \(\frac{{{P_n}.C_n^k}}{{n!.A_n^k}}\). Kết quả có dạng \(\frac{a}{{b.k!}}\) với a, b là các số nguyên dương và phân số \(\frac{a}{b}\) tối giản. Tính \(a+b\)?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 0
- Câu 14 : Hệ số của \(x^4\) trong khai triển \({\left( {3 - 2x} \right)^{10}}\) là:
A. \( - C_{10}^6{.2^4}{.3^6}\)
B. \(C_{10}^4{.3^6}.{( - 2)^4}\)
C. \( - C_{10}^4{.2^6}.{( - 3)^4}\)
D. \(C_{10}^4{.2^6}.{( - 3)^4}\)
- Câu 15 : Một hộp dựng 12 viên bi xanh và 7 viên bi vàng. Có bao nhiêu cách lấy ngẫu nhiên 4 viên bi trong đó có ít nhất 2 viên bi màu xanh?
A. 13381
B. 2664
C. 3421
D. 809
- Câu 16 : Gieo một đồng tiền liên tiếp 4 lần. Tính xác suất của biến cố A: “lần đầu tiên xuất hiện mặt sấp”?
A. \(P(A) = \frac{1}{2}\)
B. \(P(A) = \frac{1}{4}\)
C. \(P(A) = \frac{1}{8}\)
D. \(P(A) = \frac{1}{{16}}\)
- Câu 17 : Lớp 11A có 30 học sinh sếp vào 30 chỗ ngồi. Hỏi cô giáo có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho em A và em B luôn ngồi cạnh nhau?
A. 28!
B. 29!
C. 30!
D. 2.29!
- Câu 18 : Từ các số 0,1, 2, 3, 4 ,5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 3 chữ số khác nhau?
A. 60
B. 100
C. 120
D. 52
- Câu 19 : Tìm số hạng chứa \(x^3\) trong khai triển \({(x - \frac{2}{{{x^2}}})^n}\) biết n là một số tự nhiên thỏa mãn \(\frac{1}{{A_2^2}} + \frac{1}{{A_3^2}} + \frac{1}{{A_4^2}} + ... + \frac{1}{{A_n^2}} = \frac{8}{9}\).
A. \(144x^3\)
B. \(188x^3\)
C. 144
D. \(122x^3\)
- Câu 20 : Hai người cùng bắn vào một mục tiêu, xác suất bắn trúng của từng người là 0,8 và 0,7. Tìm xác suất của các biến cố sao cho chỉ có một người bắn trúng mục tiêu?
A. 0.56
B. 0,37
C. 0,06
D. 0,38
- Câu 21 : Trong cuộc chơi “Rung chuông vàng” đội tuyển trường A lọt vào vòng chung kết trong đó có 5 bạn nữ và 15 bạn nam. Để sắp xếp vào vị trí chơi ban tổ chức chia làm bốn nhóm A,B,C,D mỗi nhóm có 5 bạn, việc chia nhóm bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Tính xác suất để 5 bạn nữ về cùng một nhóm?
A. \(\frac{1}{{3876}}\)
B. \(\frac{1}{{15504}}\)
C. \(\frac{1}{{3003}}\)
D. \(\frac{{1365}}{{20672}}\)
- Câu 22 : Có 5 hộp bánh, mỗi hộp có 8 chiếc bánh gồm 5 chiếc bánh ngọt và 3 bánh mặn. Lấy ngẫu nhiêu 2 chiếc bánh từ mỗi hộp. Tính xác suất của biến cố trong 5 lần lấy sao cho 4 lần lấy có 2 bánh ngọt và một lần lấy có 2 bánh mặn?
A. 0,85714
B. 0,34467
C. 0,0087
D. 0,57446
- Câu 23 : Tìm giá trị lớn nhất của m để bất phương trình sau nghiệm đúng với mọi \(x \in R\): \({x^2} - x - m + 1 - 3C_{20}^1 + {3^2}C_{20}^2 - {3^3}C_{20}^3 + ... + {( - 3)^{20}} \ge 0\).
A. 1048576
B. 1048575,75
C. \( - \frac{1}{2}\)
D. \( \frac{1}{2}\)
- Câu 24 : Một đa giác lồi có n cạnh, biết số véctơ tạo từ các đỉnh của đa giác gấp 6 lần số đường chéo của đa giác ấy. Tìm số cạnh của đa giác ấy?
A. 8
B. 10
C. 6
D. 4
- Câu 25 : Một tổ trực nhật có 5 nữ và 6 nam, cô giáo chọn ra 3 em làm trực nhật. Tính xác suất của biến cố A: “3 em đựơc chọn phải có cả nam lẫn nữ”?
A. \(P(A) = \frac{9}{{11}}\)
B. \(P(A) = \frac{{12}}{{55}}\)
C. \(P(A) = \frac{3}{{11}}\)
D. \(P(A) = \frac{{61}}{{990}}\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau