Ôn tập lượng tử ánh sáng đề 2
- Câu 1 : Chọn câu đúng về quang phổ vạch phát xạ:
A Là quang phổ gồm một số vạch màu trên nền quang phổ liên tục
B Phụ thuộc vào các nguyên tố phát ra
C Được phát ra từ các chất rắn và chất lỏng bị đun nóng
D Được dùng để đo nhiệt độ của nguồn phát
- Câu 2 : Khi nói về quang phố, phát biểu nào sau đây là đúng
A Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó.
B Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch
C Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy
D Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch
- Câu 3 : Chọn đáp án sai. Hiện tượng vật lý liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là:
A Hiện tượng quang dẫn
B Sự phát quang của các chất.
C Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
D Hiện tượng quang điện.
- Câu 4 : Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng:
A tán sắc ánh sáng
B quang điện trong
C huỳnh quang
D quang – phát quang
- Câu 5 : Một electron được làm từ hai kim loại có giới hạn quang điện là \({\lambda _1} = 0,3\mu m;{\lambda _2} = 0,4\mu m\). Giới hạn quang điện của vật đó là :
A 0,4µm
B 0,7 µm
C 0,3 µm
D 0,35 µm
- Câu 6 : Giới hạn quang điện của Cs là 6600 A0 . Công thoát của Cs bằng
A 3,74 eV.
B 2,14 eV.
C 1,52 eV.
D 1,88 eV.
- Câu 7 : Biết công thoát êlectron của các kim loại: Canxi, Kali, Bạc và Đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,31 mm vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với các kim loại nào sau đây?
A Canxi và bạc
B Kali và đồng
C Bạc và đồng
D Kali và canxi
- Câu 8 : Giới hạn quang điện của đồng là 0,3µm. Trong chân không, chiếu một chùm bức xạ có bước sóng \(\lambda \) vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu \(\lambda \)có giá trị là
A 0,40µm
B 0,20µm
C 0,25µm
D 0,10µm
- Câu 9 : Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử hấp thụ năng lượng thì êlectron trong nguyên tử chuyển từ quỹ đạo dừng n1 lên quỹ đạo dừng n2, khi đó bán kính tăng 27ro ( ro là bán kính Bo), đồng thời động năng của êlectron giảm đi 75%. Bán kính của quỹ đạo dừng n1 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 10ro
B 15ro
C 5ro
D 30ro
- Câu 10 : Bức xạ màu vàng của Natri truyền trong chân không có bước sóng 0,59µm. Lấy h = 6,625.10-34J.s ; c = 3.108m/s. Năng lượng của photon ứng với bức xạ này có giá trị là
A 2,3eV
B 2,2eV
C 2,0eV
D 2,1eV
- Câu 11 : Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidro, bán kính quỹ đạo dừng K là r0. Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng O về quỹ đạo dừng M thì bán kính quỹ đạo giảm
A 21r0
B 24r0
C 16r0
D 2r0
- Câu 12 : Khi chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L, nguyên tử hidro phát ra photon có bước sóng 0,6563µm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L, nguyên tử hidro phát ra photon có bước sóng 0,4861µm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo M, nguyên tử hidro phát ra photon có bước sóng là
A 0,1702µm
B 1,1424µm
C 0,2793µm
D 1,8744µm
- Câu 13 : Khi kích thích nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản bằng cách cho nó hấp thụ photon có năng lượng thích hợp thì bán kính quỹ đạo dừng tăng 16 lần. Biết các mức năng lượng của nguyên tử hidro ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức \({E_n} = {\rm{\;}} - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}\left( {eV} \right)\) với n là số nguyên. Tính năng lượng của photon đó:
A 12,1 eV
B 12,2 eV
C 12,75 eV
D 12,4 eV
- Câu 14 : Kim loại làm catot của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện λ0. Lần lượt chiếu tới bề mặt catot hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4µm và λ2 = 0,5µm thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi bề mặt catot khác nhau hai lần. Giá trị của λ0 gần nhất với:
A 0,545 µm
B 0,585 µm
C 0,595 µm
D 0,515 µm
- Câu 15 : Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức \({E_n} = \frac{{ - 13,6}}{{{n^2}}}eV(n = 1,2,3,...).\) Nguyên tử hiđrô n đang ở trạng thái dừng có n = 2, hấp thụ 1 phôtôn ứng với bức xạ có tần số f thì nó chuyển lên trạng thái dừng có n = 4. Giá trị của f là
A 6,16.1014 Hz
B 6,16.1034 Hz
C 4,56.1014 Hz
D 4,56.1034 Hz
- Câu 16 : Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có tần số f = 2,9240.1015 Hz qua một khối khí hidro ở nhiệt độ và áp suất thích hợp. Khi đó trong quang phổ vạch phát xạ của hidro chỉ có 3 vạch ứng với các tần số f1 = f; f2= 0,24669.1016 Hz và f3. Giá trị của tần số f3 bằng
A 0,4571.1015 Hz
B 5,3909.1014 Hz
C 1,338.1014 Hz
D 1,7951.1015 Hz
- Câu 17 : Trong y học, người ta dùng nguồn laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để đốt các mô mềm. Biết rằng để đốt được mô mềm có thể tích 5 mm3 thì phần mô này cần hấp thu hoàn toàn năng lượng của 4.1019photon của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1mm3 mô là 2,584J. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Giá trị của λ là
A 615μm
B 585 nm
C 496 nm
D 615nm
- Câu 18 : Một kim loại có công thoát electron là A, giới hạn quang điện là λ0. Kim loại thứ 2 có công thoát electron lớn hơn 25% thì giới hạn quang điện là 0,24μm. Công thoát A bằng
A 41,4 eV
B 4,14 J
C 0,414 eV
D 4,14 eV
- Câu 19 : Khi êlectrôn ở quỹ đạo thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức \({E_n} = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}\left( {eV} \right)\) (với n = 1, 2, 3,…). Bán kính quỹ đạo K của êlectrôn trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích thứ nhất hấp thụ một phôtôn có năng lượng bằng 2,55 eV thì bán kính quỹ đạo của êlectrôn trong nguyên tử này tăng thêm
A 12 r0.
B 36 r0.
C 32 r0.
D 16 r0
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất