bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Câu 1 : Cấu hình electron của nguyên tố X là: 1s22s22p63s23p64s1. Vậy nguyên tố X có đặc điểm:
A Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA.
B Số e trong nguyên tử X là 19.
C Cấu hình electron của cation X+ là: 1s22s22p63s23p6
D Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 2 : Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào ?
A Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
B Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
C Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
D Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 3 : Trong các câu dưới đây, câu nào sai?
A Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.
D Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).
- Câu 4 : Khối các nguyên tố s bao gồm các nhóm nào?
A Nhóm IA và VIIA B.
B Nhóm IA và IIA
C Nhóm IVA và VA
D Nhóm VIIA và VIIIA
- Câu 5 : Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng ?
A Các chu kì (trừ chu kì 1 và 7) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại và được kết thúc bằng các nguyên tố khí hiếm
B Các chu kì (trừ chu kì 1 và 7) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại và được kết thúc bằng các nguyên tố phi kim
C Các chu kì (trừ chu kì 1 và 7) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại kiềm và được kết thúc bằng các nguyên tố khí hiếm
D Các chu kì (trừ chu kì 1 và 7) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại kiềm và được kết thúc bằng các nguyên tố halogen
- Câu 6 : Các nguyên tố chu kì 3 có mấy lớp electron và lớp electron ngoài cùng có tối đa bao nhiêu electron?
A 3 và 18
B 3 và 6
C 3 và 9
D 3 và 8
- Câu 7 : Chu kì 3 có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
A 4
B 9
C 18
D 8
- Câu 8 : Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là ?
A 3
B 6
C 7
D 5
- Câu 9 : Nguyên tố Y có Z = 27. Vị trí của Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A Chu kì 4, nhóm VIB.
B Chu kì 4, nhóm IIA.
C Chu kì 4, nhóm VIIIB
D Chu kì 4, nhóm IIB.
- Câu 10 : Cho 3 nguyên tố A, B, C có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương ứng là: 3s1; 3s23p1; 3s23p5. Vị trí của A, B, C trong bảng hệ thống tuần hoàn là vị trí nào sau đây:
A Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, A thuộc nhóm IA, B thuộc nhóm IIA, C thuộc nhóm VA.
B Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, A thuộc nhóm IA, B thuộc nhóm IIIA, C thuộc nhóm VIIA.
C B sai, A đúng.
D Không xác định được.
- Câu 11 : Cho cấu hình electron của Mn là [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?
A Nguyên tố s
B Nguyên tố p
C Nguyên tố d
D Nguyên tố f
- Câu 12 : Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là :
A 19
B 11
C 18
D 8
- Câu 13 : X là một nguyên tố nguyên tố p. Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A Ô 40, chu kỳ 5, nhóm IVB
B Ô 14, chu kỳ 3, nhóm IIA.
C Ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA
D Ô 15, chu kỳ 3, nhóm VA.
- Câu 14 : Nguyên tố X ở chu kỳ 5, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là
A …4s24p4.
B …4s24p5.
C …5s25p5.
D …5s25p4.
- Câu 15 : Nguyên tử nguyên tố R có 24 electron. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là:
A chu kì 4, nhóm IA
B chu kì 4, nhóm IB
C chu kì 4, nhóm IIA
D chu kì 4, nhóm VIB
- Câu 16 : Cation X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p6 . Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là:
A Số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA
B Số thứ tự 16, chu kì 3, nhóm VIA
C Số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA
D ố thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA
- Câu 17 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhỏ hơn tổng số hạt mang điện của X là 12. Các nguyên tố X và Y là :
A Mg và Ca
B Si và O
C Al và Cl
D Na và S
- Câu 18 : Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử của X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp 4. Cấu hình electron của X là:
A 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2
B 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d3
C 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2
D 1s22s2 2p2 3s3 3p 3d10 4s2 4p3 .
- Câu 19 : A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của A và B là 32. Hai nguyên tố đó là:
A Mg và Ca
B O và S
C N và Si
D C và Si
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao