Đề thi thử THPT QG môn Vật lý trường THPT Nguyễn V...
- Câu 1 : Trên một sợi dây đang có sóng dừng. Hai điểm trên sợi dây cách nhau π/3 thì độ lệch pha có thể là
A 0,5π.
B π.
C 2π/3
D π/3.
- Câu 2 : Một con lắc đơn có chiều dài 1 m dao động với α0 = 300 tại nơi có g = 9,8 m/s2. Vận tốc của con lắc khi qua vị trí cân bằng có giá trị là
A 3,14 m/s.
B 1,62 m/s.
C 2,15 m/s.
D 2,16 m/s.
- Câu 3 : Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch là:
A \(I = {{{U_{AB}} + E} \over {{R_{AB}}}}\)
B \(I = {U \over R}\)
C \(I = {E \over {R + r}}\)
D \(I = {U \over {R + r}}\)
- Câu 4 : Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 20 cm với đầu B cố định, bước sóng bằng 8 cm. Trên dây có:
A 5 bụng, 5 nút.
B 6 bụng, 5 nút.
C 6 bụng, 6 nút.
D 5 bụng, 6 nút.
- Câu 5 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cos4πt cm. Hỏi vật dao động điều hòa với biên độ bằng bao nhiêu?
A 4 cm
B 2 cm.
C 3 cm.
D 6 cm.
- Câu 6 : Chọn công thức đúng dùng để tính độ phóng đại của ảnh qua thấu kính mỏng
A $$k = - {{\overline {A'B'} } \over {\overline {AB} }}$$
B $$k = {{d'} \over d}$$
C $$k = - {{d'} \over d}$$
D $$k = {1 \over f}$$
- Câu 7 : Đặt vào hai đầu đoạn chứa biến trở R một nguồn điện 1 chiều ξ = 20 V và điện trở trong r. Thay đổi giá trị của biến trở thì thấy khi R1 = 2 Ω và R2 = 12,5 Ω thì giá trị công suất của mạch là như nhau. Công suất tiêu thụ cực đại trên mạch là
A 10 W.
B 30 W.
C 40 W
D 20 W.
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là sai: Cơ năng của dao động điều hòa bằng
A tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kỳ
B động năng vào thời điểm ban đầu.
C động năng của vật khi nó qua vị trí cân bằng.
D thế năng của vật ở vị trí biên.
- Câu 9 : Một vật dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng O. Ban đầu vật đi qua O theo chiều dương. Sau thời gian \({t_1} = {\pi \over {15}}s\) vật chưa đổi chiều chuyển động và tốc độ giảm một nửa so với tốc độ ban đầu. Sau thời gian t2 = 0,3π s vật đã đi được 18 cm. Vận tốc ban đầu của vật là
A 25 cm/s.
B 20 cm/s.
C 40 cm/s
D 30 cm/s.
- Câu 10 : Đơn vị của độ tự cảm L là
A Wb (Vê be).
B H (Hen ri).
C T (Tes la).
D V (Volt).
- Câu 11 : Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự là 25 cm. Độ tụ của kính có giá trị là
A D = 0,04 dp.
B D = 5 dp.
C D = 4 dp.
D D = –4 dp.
- Câu 12 : Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I?
A $$B = 2\pi {.10^{ - 7}}{I \over R}$$
B $$B = 4\pi {.10^{ - 7}}{{NI} \over l}$$
C $$B = {2.10^{ - 7}}{I \over R}$$
D $$B = 4\pi {.10^{ - 7}}{I \over R}$$
- Câu 13 : Một vật dao động điều hòa khi vật có li độ x1 = 3 cm thì vận tốc của vật là v1 = 40 cm/s, khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc của vật là v2 = 50 cm/s. Tần số của dao động điều hòa là
A \(\pi Hz\)
B $${{10} \over \pi } Hz$$
C 10 Hz.
D $${{5} \over \pi } Hz$$
- Câu 14 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với chu kì là:
A $$2\pi \sqrt {{k \over m}} $$
B $$2\pi \sqrt {{m \over k}} $$
C $$\sqrt {{m \over k}} $$
D $$\sqrt {{k \over m}} $$
- Câu 15 : Trên một sợi dây có sóng dừng tần số góc ω = 20 rad/s. A là một nút sóng, điểm B là bụng gần A nhất, điểm C giữa A và B. Khi sợi dây thẳng thì khoảng cách AB = 9 cm và AB = 3AC .Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất thì khoảng cách giữa A và C là 5 cm. Tốc độ dao động của điểm B khi li độ của nó có độ lớn bằng biên độ của điểm C là
A $$80\sqrt 3 \,cm/s$$
B $$160\sqrt 3 \,cm/s$$
C 160cm/s
D 80 cm/s
- Câu 16 : Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất \(n = \sqrt 2\). Góc lệch D đạt giá trị cực tiểu khi góc tới i có giá trị:
A i = 900.
B i = 600
C i = 450.
D i = 300.
- Câu 17 : Cho đoạn mạch gồm ba điện trở R mắc với nhau như sơ đồ hình vẽ. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp không đổi U. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
A R/3.
B 3R
C 4R
D 0,25R.
- Câu 18 : Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L; khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9 m thì mức cường độ âm thu được là L – 20 dB. Khoảng cách d là
A 10 m
B 1m
C 9 m
D 8 m
- Câu 19 : Gọi M, N, I là các điểm trên một lò xo nhẹ, được treo thẳng đứng ở điểm O cố định. Khi lò xo có chiều dài tự nhiên thì OM = MN = NI = 10 cm. Gắn vật nhỏ vào đầu dưới I của lò xo và kích thích để vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động, tỉ số độ lớn lực kéo lớn nhất và độ lớn lực kéo nhỏ nhất tác dụng lên O bằng 3; lò xo giãn đều; khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M và N là 12 cm. Lấy π2 = 10. Vật dao động với tần số là
A 3,5 Hz
B 2,9 Hz
C 2,5 Hz
D 1,7 Hz
- Câu 20 : Một thấu kính thủy tinh trong suốt có chiết suất n = 1,5, hai mặt lõm cùng bán kính cong đặt trong không khí. Đặt một vật AB trước và vuông góc với trục chính cả thấu kính cho ảnh cao bằng 0,8 lần vật. Dịch vật đi một đoạn thấy ảnh dịch khỏi vị trí cũ 12 cm và cao bằng 2/3 lần vật. Bán kính cong của thấu kính có giá trị là
A –90 cm
B –45 cm
C 90 cm
D 45 cm
- Câu 21 : Một electron chuyển động trong một từ trường đều có cám ứng từ hướng từ trên xuống, electron chuyển động từ trái qua phải. Chiều của lực Lo – ren – xơ
A hướng từ phải sang trái.
B hướng từ dưới lên trên
C hướng từ ngoài vào trong.
D hướng từ trong ra ngoài.
- Câu 22 : Đặt một đoạn dây dẫn có chiều dài 2 m mang dòng điện 10 A vào một từ trường có cảm ứng từ là 0,02 T. Biết đường cảm ứng từ hợp với chiều dài của dây một góc là 600. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là bao nhiêu?
A 0,3 N
B 0,519 N
C 0,346 N
D 0,15 N
- Câu 23 : Một sóng hình sin lan truyền trên một sợi dây theo chiều của trục Ox. Hình vẽ mô tả dạng của sợi dây tại thời điểm t1 (nét đứt) và t2 = t1 + 0,3 s (nét liền). Tại thời điểm t2 vận tốc của điểm N trên dây là :
A 39,3 cm/s.
B – 65,4 cm/s
C – 39,3 cm/s.
D 65,4 cm/s
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất