Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trư...
- Câu 1 : Nguyên tử R có tống số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích âm. Kết luận nào sau đây không đúng với R?
A. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 16.
B. R có số khối là 35.
C. Điện tích hạt nhân của R là 17+.
D. R có 17 nơtron.
- Câu 2 : Cho biết: 8O và 15P. Xác định số hạt mang điện có trong P2O5?
A. 46 hạt
B. 92 hạt
C. 140 hạt
D. 70 hạt
- Câu 3 : Tổng số hạt mang điện dương trong phân tử CO2 (Cho 6C và 8O)
A. 14
B. 28
C. 22
D. 44
- Câu 4 : Nguyên tố X có 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là bao nhiêu?
A. 15
B. 14
C. 13
D. 12
- Câu 5 : Cho 5,85 gam muối NaX tác dụng với dd AgNO3 dư ta thu được 14,35 gam kết tủa trắng. Nguyên tố X có hai đồng vị 35X(x1%) và 37X(x2%). Vậy giá trị của x1% và x2% lần lượt là gì?
A. 25% & 75%
B. 75% & 25%
C. 65% & 35%
D. 35% & 65%
- Câu 6 : Tổng điện tích lớp vỏ của nguyên tử R có điện tích bằng -32.10-19C. Nguyên tố R là gì?
A. Mg
B. Ca
C. K
D. Al
- Câu 7 : Hợp chất vô cơ T có công thức phân tử XY2. Tổng số các hạt trong phân tử T là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của Y nhiều hơn X là 4. Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt. Công thức phân tử của T là gì?
A. N2O.
B. N2O.
C. NO2.
D. CO2.
- Câu 8 : Tổng số hạt electron trong ion NH4+ là bao nhiêu? biết N (Z=7) và H (Z=1)
A. 8
B. 11
C. 10
D. 12
- Câu 9 : Nguyên tử S(Z=16) nhận thêm 2e thì cấu hình e tương ứng của nó là gì?
A. 1s22s22p6 3s1
B. 1s22s22p6
C. 1s22s22p6 3s3
D. 1s22s2 2p63s23p6
- Câu 10 : Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết điều gì?
A. số khối A
B. số hiệu nguyên tử Z
C. nguyên tử khối của nguyên tử
D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z
- Câu 11 : Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử \({}_9^{19}F\) là bao nhiêu?
A. 19
B. 28
C. 30
D. 32
- Câu 12 : Một nguyên tố hoá học có thể có nhiều nguyên tử có khối lượng khác nhau vì lí do nào dưới đây?
A. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton.
B. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
C. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số electron.
D. Hạt nhân có cùng số proton và số electron.
- Câu 13 : Phân lớp 3d có số electron tối đa là bao nhiêu?
A. 6
B. 18
C. 10
D. 14
- Câu 14 : Có bao nhiêu electron trong ion \({}_{24}^{52}C{{\text{r}}^{3 + }}\) ?
A. 21
B. 27
C. 24
D. 49
- Câu 15 : Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị bền: \({}_8^{16}O;\,{}_8^{17}O;\,{}_8^{18}O\) còn cacbon có 2 đồng vị bền \({}_6^{12}C;\,{}_6^{13}C\) .Số lượng phân tử CO2 tạo thành từ các đồng vị trên là bao nhiêu?
A. 10
B. 12
C. 11
D. 13
- Câu 16 : Trên vỏ nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân................Hãy chọn cụm từ thích hợp đối với chỗ trống ở trên.
A. với vận tốc rất lớn trên những quỹ đạo xác định
B. với vận tốc rất lớn không theo quỹ đạo xác định
C. một cách tự do
D. với vận tốc rất lớn có quỹ đạo hình elip hay hình tròn
- Câu 17 : Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố cho biết điều gì?
A. số electron hoá trị và số nơtron.
B. số proton trong hạt nhân và số nơtron.
C. số electron trong nguyên tử và số khối.
D. số electron và số proton trong nguyên tử.
- Câu 18 : Số proton, số electron, số notron trong ion \({}_{26}^{56}F{{\text{e}}^{2 + }}\) lần lượt là bao nhiêu?
A. 26, 26, 30
B. 26, 28, 30
C. 26, 28, 30
D. 26, 24, 30
- Câu 19 : Một nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z =19. Số lớp electron trong nguyên tử X là bao nhiêu?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
- Câu 20 : Cho hai nguyên tố M và N có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13. Cấu hình electron của M và N lần lượt là gì?
A. 1s22s22p7 và 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s2.
D. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s3.
- Câu 21 : Cacbon có hai đồng vị, chúng khác nhau về điều gì?
A. Số hiệu nguyên tử.
B. Số P
C. Số nơtron
D. Cấu hình electron.
- Câu 22 : Oxi có 3 đồng vị \({}_8^{16}O;\,{}_8^{17}O;\,{}_8^{18}O\) số kiếu phân tử O2 có thể tạo thành là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 23 : Nguyên tử của một nguyên tố có điện tích hạt nhân là 13+, số khối A=27. Số electron của nguyên tử đó là bao nhiêu?
A. 13e
B. 14e
C. 5e
D. 3e
- Câu 24 : Oxi có 3 đồng vị \({}_8^{16}O;\,{}_8^{17}O;\,{}_8^{18}O\). Chọn câu trả lời đúng.
A. Số proton của chúng lần lượt là 8, 9, 10.
B. Số nơtron của chúng lần lượt là 16, 17, 18.
C. Số nơtron của chúng lần lượt là 8, 9, 10.
D. Trong mỗi đồng vị số nơtron lớn hơn số proton.
- Câu 25 : Nguyên tử khối trung bình của đồng KL là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với 2 đồng vị 63Cu và 65Cu thành phần trăm theo số nguyên tử của 65Cu là?
A. 23,7%
B. 76,3%
C. 72,7%
D. 27,3%
- Câu 26 : Cho 3 nguyên tố: \({}_8^{16}X;\,{}_9^{16}Y;\,{}_{18}^{18}Z\) Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X và Y là 2 đồng vị của nhau
B. Y và Z là 2 đồng vị của nhau
C. X và Z là 2 đồng vị của nhau
D. Không có chất nào là đồng vị
- Câu 27 : Nguyên tố Agon có ba đồng vị khác nhau ,Ứng với số khối 36;38 và A3.% các đồng vị tương ứng lần lượt bằng 0,34%; 0,06% và 99,6%.Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Agon bằng 39,985 .Số khối A3 của nguyên tố Agon là?
A. 41
B. 39
C. 40
D. 42
- Câu 28 : Số lớp electron của lớp Mg (Z = 12) là gì?
A. 2
B. 4
C. 8
D. 3
- Câu 29 : Tổng số hạt (n, p, e) trong ion \({}_{17}^{35}C{l^ - }\) là bao nhiêu?
A. 52
B. 53
C. 35
D. 51
- Câu 30 : Electron được phát minh năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom-xơn.Từ khi đc phát hiện đến nay ,electron đó đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: Năng lượng ,truyền thông và thông tin...Trong các câu sau đây câu nào sai?
A. Electron có khối lượng không đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
B. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
C. Electron có khối lượng bằng 9,1095.10-28 gam
D. Electron là hạt mang điện tích âm.
- Câu 31 : Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa 8 prontron, 8 notron và 8 electron?
A. 17O
B. 18O
C. 16O
D. 17F
- Câu 32 : Tìm câu sai trong các câu sau?
A. Trong nguyên tử hạt electron mang điện âm.
B. Trong nguyên tử, hạt nhân mang điện dương.
C. Trong nguyên tử, hạt nơtron mang điện dương.
D. Trong nguyên tử, hạt nơtron không mang điện.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao