Bài tập Bảng tuần hoàn và Định luật tuần hoàn có g...
- Câu 1 : Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 43,66% R về khối lượng. Công thức oxit cao nhất của R
A. N2O5
B. P2O5
C. N2O3
D. CO2
- Câu 2 : Oxit cao nhất của một nguyên tố là YO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn:
A. Chu kì 3, nhóm VIA.
B. Chu kì 3, nhóm IVA
C. Chu kì 2, nhóm VIA
D. Chu kì 4, nhóm IIA
- Câu 3 : Khi cho 13,8g một kim loại nhóm IA tác dụng với nước thu được 6,72 lít khí (đktc). Tên kim loại là
A. Kali
B. natri
C. liti
D. xesi
- Câu 4 : X và Y là hai nguyên tố trong cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử X và Y bằng 30. Cấu hình electron của X là (biết )
A. 1s22s22p63s23p64s1
B. 1s22s22p2
C. 1s22s22p63s1
D. [Ar]3d54s1
- Câu 5 : Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, A thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất, A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân A và B bằng 23. A và B là
A. P và O
B. N và C
C. P và Si
D. N và S
- Câu 6 : Cho 24,95 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với axit H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr
B. Sr và Ba
C. Be và Ca
D. Ca và Ba
- Câu 7 : Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với H có 2,47% H về khối lượng. R là
A. S
B. Se
C. Te
D. Po
- Câu 8 : Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là
A. Li và Na
B. Na và K
C. K và Rb
D. Rb và Cs
- Câu 9 : Cho 0,64 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là 0,224 lít. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M là nguyên tố nào sau đây?
A. Mg
B. Ca
C. Sr
D. Ba
- Câu 10 : Hai kim loại X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Số electron lớp ngoài cùng của X và Y lần lượt là:
A. 1 và 2
B. 2 và 3
C. 1 và 3
D. 3 và 4
- Câu 11 : M là kim loại thuộc nhóm IIA. Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5. M là
A. Be
B. Ca
C. Ba
D. Mg
- Câu 12 : Nguyên tố R là một phi kim, tỉ lệ phần trăm khối lượng của R trong hợp chất khí với hidro bằng 0,5955. Cho 4,05 gam một kim loại M chưa rõ hóa trị tác dụng hết với đơn chất R thì được 40,05 gam muối. Phân tử khối của muối tạo ra là
A. 267
B. 169
C. 89
D. 107
- Câu 13 : Hai nguyên tố X, Y thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong 2 nguyên tử X, Y bằng 19 ( ). Phân tử hợp chất XxYy có tổng số proton bằng 70. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Tổng số nguyên tử trong hợp chất XxYy là 5
B. Hợp chất XxYy phản ứng được với nước giải phóng chất khí
C. Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của Y có 1 electron độc thân
D. Ở nhiệt độ thường X phản ứng trực tiếp với Y tạo nên hợp chất XxYy
- Câu 14 : Cation X2+ có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 80, trong đó tỉ số hạt electron so với hạt nơtron là 4/5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIB
B. chu kì 4, nhóm VIA.
C. chu kì 4, nhóm IIA
D. chu kì 4, nhóm IIB
- Câu 15 : X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì và thuộc hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton của nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X và Y là đúng
A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường
B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tố X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron
- Câu 16 : Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X
A. Ion
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực
D. Liên kết cho – nhận
- Câu 17 : Một hợp chất ion Y được cấu tạo từ ion M+ và ion X-. Tổng số hạt electron trong Y bằng 36. Số hạt proton trong M+ nhiều hơn trong X- là 2. Vị trí của nguyên tố M và X trong bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học là
A. M: chu kì 3, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA
B. M: chu kì 3, nhóm IB; X: chu kì 3, nhóm VIIA.
C. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 4, nhóm VIIA
D. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA
- Câu 18 : Một hợp chất H được tạo từ 2 nguyên tố M và X có dạng (với và a + b =5), trong đó, X chiếm 31,58% khối lượng phân tử. Số khối của nguyên tử M gấp 3,25 lần số hạt mang điện trong nguyên tử X và tổng số hạt có trong nguyên tử X đúng bằng số proton trong nguyên tử M. Biết tổng số hạt proton trong H là 72. Tổng số hạt proton, nơtron, electron có trong phân tử là
A. 224
B. 232
C. 197
D. 256
- Câu 19 : Một phân tử XY3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76 hạt. Thực hiện phản ứng . Biết (phản ứng không tạo ra sản phẩm khác). Tổng hệ số (nguyên; tối giản) của các chất trong phản ứng trên là
A. 143.
B. 144
C. 145
D. 146
- Câu 20 : Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3; có công thức Oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY trong đó M chiếm 63,64% khối lượng. Kim loại M là
A. Zn
B. Cu
C. Fe
D. Mg
- Câu 21 : Hợp chất A được hình thành từ ion X+ và Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử gồm 3 nguyên tố phi kim. Biết tỉ lệ nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng só proton trong A là 42 và trong Y- chứa 2 nguyên tố phi kim cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp. Khi nói về A phát biểu nào sau đây không đúng
A. Phân tử khối của A là 1 số chia hết cho 5
B. Trong A chỉ chứa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
C. Trong các phản ứng hóa học hợp chất A vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa
D. Hợp chất A kém bền với nhiệt khu đun nóng A bị nhiệt phân cho ra khí
- Câu 22 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82. Trong đó tổng số các hạt mang điện gấp 1,733 lần số hạt không mang điện. Khi cho dạng đơn chất của X tác dụng với HCl; Cu; O2; S; HNO3 (đặc nguội); Fe(NO3)3. Số chất xảy ra phản ứng hóa học với X là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 23 : Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của X trong oxit cao nhất là
A. 50,00%
B. 27,27%
C. 60,00%.
D. 40,00%.
- Câu 24 : Oxit cao nhất của một đơn chất R có dạng RO3. Trong hợp chất khí với hiđro thì R chiếm 97,531% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S
B. Se
C. P
D. Te
- Câu 25 : Cho A, B, C là 3 nguyên tố thuộc ba chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn và cùng thuộc một nhóm trong đó và . Tổng số proton của 3 nguyên tố đó là
A. 102
B. 58
C. 68
D. 82
- Câu 26 : Một hợp chất ion có công thức AB. Hai nguyên tố A, B thuộc hai chu kì kế cận nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. A thuộc phân nhóm chính nhóm I còn B thuộc phân nhóm chính nhóm VII. Biết rằng tổng số electron trong AB bằng 72 và . Phát biểu nào sau đây đúng
A. Số hiệu nguyên tử của A là 29
B. Ở điều kiện thường đơn chất của nguyên tố B tan khá nhiều trong nước
C. Ở điều kiện thường đơn chất B là chất lỏng, màu đỏ nâu dễ bay hơi và độc
D. Hợp chất AB được ứng dụng để sản xuất muối bổ sung chất cần thiết cho cơ thể để phòng bướu cổ
- Câu 27 : Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton của A và B bằng 19. Có bao nhiêu cặp A và B thỏa mãn điều kiện trên
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 28 : Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa hợp chất khí với Hidro và oxit cao nhất của nguyên tố R là 71/9. Phát biểu nào sau đây khi nói về R là không đúng:
A. Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của R có electron độc thân
B. Trong các phản ứng hóa học R vừa thể hiện tính oxihoa vừa thể hiện tính khử
C. R dễ dàng phản ứng được với khí Clo khi đốt nóng
D. Hợp chất oxit cao nhất của R là chất khí, tan nhiều trong nước
- Câu 29 : Bán kính nguyên tử gần đúng của nguyên tử R ở 2000C là 1,965.10-8 cm biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của R bằng 1,55 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử R có hình cầu, có độ đặc khít là 74%. R là nguyên tố
A. Mg
B. Cu
C. Al
D. Fe
- Câu 30 : Cấu trúc tinh thể của nguyên tử Cr là lập phương tâm khối (nguyên tử và các ion kim loại chỉ chiếm 68%, còn lại 32% là không gian trống), giả thiết rằng trong tinh thể các nguyên tử Cr là những hình cầu, phần còn lại là các khe rỗng. Khối lượng riêng của Cr là 7,19g/cm3 và nguyên tử khối là 51,9961. Bán kính nguyên tử gần đúng của Cr là
A. 1,25
B.1,52
C.1,07
D.1,17
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao