Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm học 2019...
- Câu 1 : Giá trị của tham số để đường thẳng \(y=mx+1\) song song với đường thẳng \(y=2x-3\) là
A. \(m=-3.\)
B. \(m=-1.\)
C. \(m=1.\)
D. \(m=2.\)
- Câu 2 : Tổng hai nghiệm của phương trình \({{x}^{2}}-4x+3=0\) bằng
A. -4
B. 4
C. 3
D. -3
- Câu 3 : Giá trị nào của x dưới đây là nghiệm của phương trình \({{x}^{2}}+x-2=0\)?
A. x = 4.
B. x = 3.
C. x = 2.
D. x = 1.
- Câu 4 : Đường thẳng \(y=4x-5\) có hệ số góc bằng
A. -5
B. 4
C. -4
D. 5
- Câu 5 : Cho biết x = 1 là một nghiệm của phương trình \({{x}^{2}}+bx+c=0\). Khi đó ta có
A. \(b+c=1.\)
B. \(b+c=2.\)
C. \(b+c=-1.\)
D. \(b+c=0.\)
- Câu 6 : Tất cả các giá trị của x để biểu thức \(\sqrt{x-3}\) có nghĩa là
A. \(x\ge 3.\)
B. \(x\le 3.\)
C. \(x<3.\)
D. \(x>3.\)
- Câu 7 : Cho tam giác ABC có \(AB=3\,cm,\,\,AC=4\,cm,\,\,BC=5\,cm\). Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Tam giác ABC vuông.
B. Tam giác ABC đều.
C. Tam giác ABC vuông cân.
D. Tam giác ABC cân.
- Câu 8 : Giá trị của tham số m để đường thẳng \(y=\left( 2m+1 \right)x+3\) đi qua điểm \(A\left( -1;0 \right)\) là
A. \(m=-2.\)
B. \(m=1.\)
C. \(m=-1.\)
D. \(m=2.\)
- Câu 9 : Căn bậc hai số học của 144 là
A. 13
B. -12
C. 12 và -12.
D. 12
- Câu 10 : Với \(x<2\) thì biểu thức \(\sqrt{{{(2-x)}^{2}}}+x-3\) có giá trị bằng
A. -1
B. \(2x-5.\)
C. \(5-2x.\)
D. 1
- Câu 11 : Giá trị của biểu thức \(\frac{3+\sqrt{3}}{\sqrt{3}+1}\) bằng
A. 3
B. \(\frac{1}{\sqrt{3}}\cdot \)
C. \(\frac{1}{3}\cdot \)
D. \(\sqrt{3}.\)
- Câu 12 : Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y = 1}\\
{x + 2y = 7}
\end{array}} \right.\) có nghiệm là \(\left( {{x}_{0}};\,{{y}_{0}} \right)\). Giá trị của biểu thức \({{x}_{0}}+{{y}_{0}}\) bằngA. 1
B. -2
C. 5
D. 4
- Câu 13 : Cho tam giác ABC vuông tại \(A\), có \(BC=4\,cm,\,\,AC=2\,cm\). Tính \(\sin \widehat{ABC}.\)
A. \(\frac{\sqrt{3}}{2}\cdot \)
B. \(\frac{1}{2}\cdot \)
C. \(\frac{1}{3}\cdot \)
D. \(\frac{\sqrt{3}}{3}\cdot \)
- Câu 14 : Tam giác ABC cân tại B có \(\widehat{ABC}\,=\,{{120}^{o}},\,\,AB\,=\,12\,cm\) và nội tiếp đường tròn \(\left( O \right).\) Bán kính của đường tròn \(\left( O \right)\) bằng
A. \(10\,cm.\)
B. \(9\,cm.\)
C. \(8\,cm.\)
D. \(12\,cm.\)
- Câu 15 : Biết rằng đường thẳng \(y=2x+3\) cắt parabol \(y={{x}^{2}}\) tại hai điểm. Tọa độ của các giao điểm là
A. \(\left( 1;1 \right)\) và \(\left( -3;9 \right).\)
B. \(\left( 1;1 \right)\) và \(\left( 3;9 \right).\)
C. \(\left( -1;1 \right)\) và \(\left( 3;9 \right).\)
D. \(\left( -1;1 \right)\) và \(\left( -3;9 \right).\)
- Câu 16 : Cho hàm số \(y=f\left( x \right)=\left( 1+{{m}^{4}} \right)x+1\), với m là tham số. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. f(1) > f(2)
B. f(4) < f(2)
C. f(2) < f(3)
D. f(-1) > f(0)
- Câu 17 : Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x + y = 3}\\
{mx - y = 3}
\end{array}} \right.\) có nghiệm \(\left( {{x}_{0}};\,{{y}_{0}} \right)\) thỏa mãn \({{x}_{0}}=2{{y}_{0}}\). Khi đó giá trị của \(m\) làA. m=3.
B. m=2.
C. m=5.
D. m=4.
- Câu 18 : Tìm tham số m để phương trình \({{x}^{2}}+x+m+1=0\) có hai nghiệm \({{x}_{1}},\,{{x}_{2}}\) thỏa mãn \({{x}_{1}}^{2}+{{x}_{2}}^{2}=5.\)
A. m = -3.
B. m = 1.
C. m = 2
D. m = 0.
- Câu 19 : Cho tam giác ABC vuông tại A, có \(AC=20\,cm.\) Đường tròn đường kính AB cắt BC tại M, (M không trùng với B), tiếp tuyến tại M của đường tròn đường kính AB cắt AC tại I. Độ dài đoạn AI bằng
A. \(6\,cm.\)
B. \(9\,cm\)
C. \(10\,cm.\)
D. \(12\,cm.\)
- Câu 20 : Cho đường tròn \(\left( O;R \right)\) và dây cung AB thỏa mãn \(\widehat{AOB}\,=\,{{90}^{o}}.\) Độ dài cung nhỏ \(\overset\frown{AB}\) bằng
A. \(\frac{\pi R}{2}\cdot \)
B. \(\pi R.\)
C. \(\frac{\pi R}{4}\cdot \)
D. \(\frac{3\pi R}{2}\cdot \)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn