Đề ôn tập chương 4 Đại số Toán 9 có đáp án Trường...
- Câu 1 : Diện tích hình tròn bán kính R được cho bởi công thức: S = π.R2. Hỏi nếu bán kính tăng lên 6 lần thì diện tích tăng hay giảm bao nhiêu lần?
A. Tăng 6 lần
B. Tăng 12 lần
C. Tăng 36 lần
D. Giảm 6 lần
- Câu 2 : Cho đồ thị hàm số \(y = x^2\) và \(y = 3x^2\). Tìm giao điểm của hai đồ thị hàm số đã cho?
A. O(0; 0)
B. A(1; 1)
C. O(0; 0) và A(1; 1)
D. O(0; 0) và B( 1; 3)
- Câu 3 : Tính tổng các nghiệm của phương trình \(4{x^2} - 9 = 0\)
A. 0
B. 1
C. 1,5
D. 3
- Câu 4 : Giải phương trình: \(2{x^2} + 3x = 0\)
A. \(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \dfrac{2}{3}\end{array} \right.\)
B. \(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \dfrac{3}{2}\end{array} \right.\)
C. \(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = - \dfrac{3}{2}\end{array} \right.\)
D. \(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = - \dfrac{2}{3}\end{array} \right.\)
- Câu 5 : Hãy chỉ rõ các hệ số của a, b, c của phương trình: \(x(7 - 12x) = 3\)
A. a = 7;b = -12;c = - 3
B. a = 12;b = 7;c = - 3
C. a = 12;b = 7;c = 3
D. a = - 12;b = 7;c = - 3
- Câu 6 : Nghiệm của phương trình \(3 x^{2}-4 x+2=0\) là?
A. Vô nghiệm.
B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-2 \\ x_{2}=-\frac{1}{7} \end{array}\right.\)
C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-3 \\ x_{2}=-\frac{1}{7} \end{array}\right.\)
D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-2 \\ x_{2}=-\frac{2}{7} \end{array}\right.\)
- Câu 7 : Nghiệm của phương trình \(x^{2}-6 x+48=0\) là?
A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-5 \\ x_{2}=-\frac{1}{3} \end{array}\right.\)
B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-5 \\ x_{2}=\frac{1}{3} \end{array}\right.\)
C. Vô nghiệm.
D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=0 \\ x_{2}=-\frac{1}{3} \end{array}\right.\)
- Câu 8 : Nghiệm của phương trình \(4 x^{2}+28 x+49=0\) là?
A. \(x_{1}=x_{2}=0\)
B. \(x_{1}=x_{2}=-\frac{7}{2}\)
C. Vô nghiệm.
D. \(x_{1}=x_{2}=\frac{7}{2}\)
- Câu 9 : Nghiệm của phương trình \(\dfrac{1}{{12}}{x^2} + \dfrac{7}{{12}}x = 19\) là:
A. x = 12; x = 19.
B. x = -12; x = 19.
C. x = -12; x = -19.
D. x = 12; x = - 19.
- Câu 10 : Nghiệm của phương trình \({x^2} - 49x - 50 = 0\) là:
A. \({x_1} = 1;{x_2} =- 50.\)
B. \({x_1} = 1;{x_2} = 50.\)
C. \({x_1} = - 1;{x_2} = 50.\)
D. \({x_1} = - 1;{x_2} = -50.\)
- Câu 11 : Phương trình \(7{x^2} + 500x - 507 = 0\) có nghiệm là:
A. \({x_1} = -1;{x_2} = \dfrac{{ - 507}}{7}.\)
B. \({x_1} = 1;{x_2} = \dfrac{{ - 507}}{7}.\)
C. \({x_1} = 1;{x_2} = \dfrac{{ 507}}{7}.\)
D. \({x_1} = -1;{x_2} = \dfrac{{ 507}}{7}.\)
- Câu 12 : Phương trình \(35{x^2} - 37x + 2 = 0\) có nghiệm là:
A. \({x_1} = 1;{x_2} = \dfrac{2}{{35}}.\)
B. \({x_1} = -1;{x_2} = \dfrac{2}{{35}}.\)
C. \({x_1} = 1;{x_2}= \dfrac{-2}{{35}}.\)
D. \({x_1} = -1;{x_2} = \dfrac{-2}{{35}}.\)
- Câu 13 : Đối với phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\). Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Nếu –a – b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = -1 còn nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{c}{{ - a}}\)
B. Nếu –a – b – c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = 1 còn nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{{ - c}}{a}\)
C. Nếu a + b - c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = -1 còn nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{c}{a}\)
D. Nếu b + c – a = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = -1 còn nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{a}{c}\)
- Câu 14 : Nếu \({x_1},\,\,{x_2}\) là hai số đã cho thì chúng là hai nghiệm của phương trình nào sau đây:
A. \({x^2} + \left( {{x_1} + {x_2}} \right)x + {x_1}.{x_2} = 0\)
B. \({x^2} + \left( {{x_1} + {x_2}} \right)x - {x_1}.{x_2} = 0\)
C. \({x^2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right)x + {x_1}.{x_2} = 0\)
D. \({x^2} - \left( {{x_1}.{x_2}} \right)x + \left( {{x_1} + {x_2}} \right) = 0\)
- Câu 15 : Nghiệm của phương trình \({\left( {{x^2} + 2x - 5} \right)^2} = {\left( {{x^2} - x + 5} \right)^2}\) là:
A. x = 0
B. \(x = - \dfrac{1}{2}\)
C. \(x = \dfrac{{10}}{3}\)
D. A, B, C đều đúng
- Câu 16 : Số nghiệm của phương trình \(\left( {{x^2} - 1} \right)\left( {0,6x + 1} \right) = 0,6{x^2} + x\) là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
- Câu 17 : Phương trình \({x^3} + 3{x^2} - 2x - 6 = 0\) có bao nhiêu nghiệm
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 18 : Phương trình \(\left( {3{x^2} - 7x - 10} \right)\left[ {2{x^2} + \left( {1 - \sqrt 5 } \right)x + \sqrt 5 - 3} \right] = 0\) có nghiệm là:
A. \(x=\pm 1\)
B. x = 10
C. \(x = \dfrac{{\sqrt 5 - 3}}{2}\)
D. Tất cả đều đúng
- Câu 19 : Nghiệm của phương trình \(\dfrac{{2x}}{{x + 1}} = \dfrac{{{x^2} - x + 8}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 4} \right)}}\) là:
A. x = -1
B. x = 8
C. A, B đều đúng
D. Đáp án khác
- Câu 20 : Một ca nô xuôi dòng từ A đến B cách nhau 24 km. Cùng lúc đó, một bè nứa cùng trôi từ A về B. Khi đến B, ca nô quay lại ngay và gặp bè nứa tại địa điểm C cách A là 8 km. Biết tốc độ của dòng nước là 4 km/h. Hãy tính tốc độ của ca nô khi dòng nước đứng yên.
A. 15 km/h
B. 30 km/h
C. 25 km/h
D. 20 km/h
- Câu 21 : Cho một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông hơn kém nhau 2 cm. Nếu tăng cạnh góc vuông lớn lên 4 cm và giảm cạnh góc vuông nhỏ 2 cm thì ta được một tam giác vuông khác có cùng diện tích. Hỏi diện tích của tam giác vuông ?
A. 14cm2
B. 24cm2
C. 36cm2
D. 48cm2
- Câu 22 : Tìm hai số tự nhiên biết rằng hai số có tổng là 78 và ước chung lớn nhất là 6.
A. 10 và 68
B. 11 và 67
C. 12 và 66
D. 13 và 65
- Câu 23 : Bác Bình dự định đi xe đạp trên quãng đường AB với tốc độ 10 km/h. Sau khi đi được nửa quãng đường với tốc độ dự định, bác dừng lại nghỉ 30 phút. Để đến điểm B kịp giờ dự định, bác đã đạp xe với tốc độ 15 km/h trên quãng đường còn lại. Hãy tính quãng đường AB.
A. 40km
B. 50km
C. 30km
D. 20km
- Câu 24 : Nếu đổ thêm 500 g nước vào một dung dịch đã có sẵn 50 g muối thì nồng độ dung dịch sẽ giảm 10 %. Hỏi trước khi đổ nước vào thì nồng độ của dung dịch là bao nhiêu?
A. 16,18%
B. 16,19%
C. 16,17%
D. 17,18%
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn