bài tập phản ứng đốt cháy và bài tập về axit fomic
- Câu 1 : Khi đốt cháy hỗn hợp X gồm các axit cacboxylic ta thu được số mol CO2 bằng với số mol H2O. Nhận định nào sau đây chính xác nhất?
A X gồm các axit no, đơn chức, mạch hở.
B X gồm các axit no, mạch hở.
C X gồm các axit không no, có một liên kết đôi C=C, mạch hở.
D X gồm các axit không no, hai chức, mạch hở.
- Câu 2 : X là hợp chất hữu cơ có khả năng làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ đồng thời X có phản ứng tráng bạc. X là
A CH3COOH.
B HCHO.
C HCOOH.
D CH3CHO.
- Câu 3 : Công thức chung của axit no, hai chức, mạch hở là
A
CnH2n-2O2 (n≥2).
B CnH2nO4 (n≥2).
C CnH2n-2O4 (n≥2).
D CnH2nO2 (n≥2).
- Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X (gồm 1 axit không no, có một liên kết đôi C=C trong phân tử và một axit no, hai chức, mạch hở) thu được b mol CO2 và c mol H2O. Mối liên hệ giữa a, b và c là
A a = b – c.
B a = c – b.
C a = b + c.
D a = 2b – c.
- Câu 5 : Để nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn chứa các chất: axit fomic, axit axetic và fomalin ta có thể sử dụng chất nào sau đây?
A Dung dịch Br2.
B Dung dịch AgNO3/NH3.
C Cu(OH)2/OH-.
D Quỳ tím.
- Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:
A 8,96.
B 4,48.
C 11,2.
D 6,72.
- Câu 7 : Hỗn hợp X gồm 1 axit đơn chức Y và 1 axit hai chức Z. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với AgNO3/NH3 vừa đủ thu được 32,4 gam Ag. Để trung hòa hết phần 2 cần dùng 550 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm số mol của axit có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X là:
A 42,86%.
B 27,27%.
C 72,73%.
D 57,14%.
- Câu 8 : Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Mặt khác, cũng 29,6 gam X khi tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 0,5 mol CO2. Giá trị của m là
A 44 gam.
B 22 gam.
C 11 gam.
D 33 gam.
- Câu 9 : Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy a mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là?
A 0,1
B 0,5
C 0,25
D 0,15
- Câu 10 : Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2, thu được 10,8 gam H2O. Giá trị của m là
A 20,0 gam.
B 33,2 gam.
C 37,6 gam.
D 26,8 gam.
- Câu 11 : Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam hỗn hợp gồm 2 axit no đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 9,3 gam sản phẩm gồm CO2 và H2O. Công thức cấu tạo của 2 axit là
A CH3COOH và C2H5COOH.
B HCOOH và CH3COOH.
C C2H5COOH và C3H7COOH.
D C2H3COOH và C3H5COOH.
- Câu 12 : Trung hòa 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là
A axit acrylic.
B axit propanoic.
C axit etanoic.
D axit metacrylic.
- Câu 13 : Cho 12 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ là đồng đẳng của nhau tác dụng với AgNO3/NH3 dư đun nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với NaOH thì cần 200 ml NaOH 1M. CTCT thu gọn của 2 axit là
A HCOOH và CH3COOH.
B HCOOH và C2H5COOH.
C HCOOH và C3H7COOH.
D HCOOH và C4H9COOH.
- Câu 14 : Hỗn hợp X gồm hai axit no. mạch thẳng X1 và X2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của hai axit là
A CH3COOH và HOOC-COOH.
B HCOOH và HOOC-CH2-COOH.
C HCOOH và HOOC-COOH.
D CH3COOH và HOOC-CH2-COOH.
- Câu 15 : Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit adipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a (gam) muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b (gam) muối. Biểu thức liên hệ a, b, m là:
A 9m = 20a – 11b.
B 3m = 22b – 19a.
C 8m = 19a – 11b.
D m = 11b – 10a.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein