Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 19 (...
- Câu 1 : Kim loại nào sau đây không bị thụ động hóa trong dung dịch axit HNO3 đặc nguội?
A Al.
B Fe.
C Cu.
D Cr.
- Câu 2 : Muối (NH4)2CO3 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch
A Ca(OH)2.
B MgCl2.
C FeSO4.
D NaOH.
- Câu 3 : Trường hợp nào sau đây xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa?
A Thanh nhôm nhúng trong dung dịch HCl.
B Đốt bột sắt trong khí clo.
C Cho bột đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D Để đoạn dây thép trong không khí ẩm.
- Câu 4 : Để đề phòng bị nhiễm độc khí CO và một số khí độc khác, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp thụ là
A đồng (II) oxit.
B than hoạt tính.
C magie oxit.
D mangan đioxit.
- Câu 5 : Để thu được kim loại đồng từ dung dịch CuSO4 bằng phương pháp thủy luyện, ta không thể dùng kim loại
A Mg.
B Ca.
C Fe.
D Zn.
- Câu 6 : Khi nấu canh cua thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên là do
A phản ứng thủy phân của protein.
B phản ứng màu của protein.
C sự đông tụ của lipit.
D sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
- Câu 7 : Axit benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E -210) cho xúc xich, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật… Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức của axit benzoic là
A CH3COOH.
B C6H5COOH.
C HCOOH.
D HOOC – COOH.
- Câu 8 : Cho các chất sau: metylamin, phenylamin, đimetylamin, amoniac. Chất có tính bazơ mạnh nhất là
A phenylamin.
B metylamin.
C amoniac.
D đimetylamin.
- Câu 9 : Aminoaxit đơn giản nhất là
A alanin.
B lysin.
C glyxin.
D valin.
- Câu 10 : Cho 6,88 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và thoát ra 2,688 lít khí (đo ở đktc). Khối lượng của MgO có trong 6,88 gam hỗn hợp X là
A 4 gam.
B 4,8 gam.
C 2,88 gam.
D 3,2 gam.
- Câu 11 : Hợp kim Cu – Zn có tính dẻo, bền đẹp, giá thành rẻ nên được sử dụng phổ biến trong đời sống. Để xác định phần trăm khối lượng từng kim loại trong hợp kim, người ta ngâm 10,000 gam hợp kim vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí hiđro (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong 10,0 gam hợp kim trên là
A 67,0%.
B 67,5%.
C 33,0%.
D 32,5%
- Câu 12 : Nhúng một thanh sắt dư vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là
A 0,05.
B 0,5.
C 0,625.
D 0,0625.
- Câu 13 : Cho 8,8 gam C2H5COOCH3 tác dụng với 120ml dung dịch KOH 1M đun nóng, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 12,32.
B 11,2.
C 10,72.
D 10,4.
- Câu 14 : Cho 35,76 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 62,04 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là
A C3H9N và C4H11N.
B CH5N và C2H7N.
C C2H7N và C3H9N.
D C3H7N và C4H9N.
- Câu 15 : Cho 0,1 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 32,04 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 45,18 gam muối khan. Vậy X là
A lysin.
B valin.
C alanin.
D axit glutamic.
- Câu 16 : Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là
A 30,6.
B 27,0.
C 15,3.
D 13,5.
- Câu 17 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \(Fe{(N{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^o}}}X\xrightarrow{{ + HCl}}Y\xrightarrow{{ + Z}}T\xrightarrow{{{t^o}}}X\)Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể là Z trong sơ đồ trên?
A 3.
B 2.
C 1.
D 4.
- Câu 18 : Cho các phát biểu sau:(a) Nhóm IIA và các nhóm B chỉ chứa các nguyên tố kim loại.(b) Xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.(c) Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được dùng nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.(d) Nếu thay ion K+ trong phèn chua bằng Na+, Ba2+ hoặc NH4+ ta được phèn nhôm.(e) Sắt là nguyên tố kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.(f) Crom (VI) oxit tan trong dung dịch NaOH loãng dư tạo thành muối natri đicromat.Số phát biểu đúng là
A 4.
B 3.
C 5.
D 2.
- Câu 19 : Cho hỗn hợp X gồm Cuvà Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và còn lại chất rắn không tan Z. Muối có trong dung dịch Y là
A FeSO4 và Fe2(SO4)3.
B FeSO4 và CuSO4.
C CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3.
D H2SO4 dư, FeSO4 và CuSO4.
- Câu 20 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Dung dịch Al(NO3)3 tác dụng dung dịch NaOH dư.(2) Dung dịch HCl dư tác dụng dung dịch Na2CO3.(3) Dung dịch NH4Cl tác dụng dung dịch NaOH đun nóng nhẹ.(4) Dung dịch NaHCO3 tác dụng dung dịch HCl.Số thí nghiệm tạo thành chất khí là
A 3.
B 4.
C 2.
D 1.
- Câu 21 : Cho dãy chuyển hóa sau: \(Cr{O_3}\xrightarrow{{ + dung\,dich\,KOH\,du}}X\xrightarrow{{ + HCl\,dac,\,du}}Y\xrightarrow{{ + dung\,dich\,KOH\,du}}Z\)Các chất X, Y, Z lần lượt là
A K2CrO4, CrCl3, Cr(OH)3.
B K2CrO4, CrCl3, KCrO2.
C K2Cr2O7, CrCl3, Cr(OH)3.
D K2Cr2O7, CrCl3, KCrO2.
- Câu 22 : Cho các sơ đồ phản ứng sau:X (C4H6O5) + 2NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) X1 + X2 + H2OX1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4X2 + 2X4 \(\xrightarrow[{{t^o}}]{{{H_2}S{O_4}\,dac}}\) C4H6O4 + 2H2OBiết các chất X, X1, X2, X3, X4 đều mạch hở. Phát biểu nào sau đây sai?
A X3 và X4 thuộc cùng dãy đồng đẳng.
B Nhiệt độ sôi của X3 cao hơn X4.
C X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
D Chất X2, X4 đều hòa tan được Cu(OH)2.
- Câu 23 : Cho các phát biểu sau:(a) Dùng giấm ăn có thể rửa chất gây mùi tanh trong cá.(b) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C của chất béo bị oxi hóa.(c) Đa số polime không tan trong nước và các dung môi thông thường.(d) Gạch cua nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ protein.(e) Dung dịch của lòng trắng trứng hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.(g) Xenlulozo bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng.Số phát biểu đúng là
A 2.
B 3.
C 5.
D 4.
- Câu 24 : Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A Anilin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Gly-Ala.
B Etylamin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val.
C Etylamin, fructozơ, saccarozơ, Glu-Val-Ala.
D Etylamin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala.
- Câu 25 : Cho 84 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M và dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 23,4.
B 10,4.
C 27,3.
D 54,6.
- Câu 26 : Tiến hành nhiệt nhôm hoàn toàn m gam rắn X gồm Al và FeO (không có không khí) được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư được 0,15 mol H2. Cũng lượng Y này nếu tác dụng với HNO3 loãng dư được 0,4 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là
A 29,7.
B 24,1.
C 30,4.
D 23,4.
- Câu 27 : Hòa tan hết hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 22,4 gam Fe trong 500 ml dung dịch Fe(NO3)3 x mol/l và Cu(NO3)2 y mol/l thu được dung dịch X và 31,2 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Để tác dụng tối đa với dung dịch X cần dung dung dịch chứa 2,0 mol NaOH (không có không khí). Giá trị x, y là
A 0,4 và 0,8.
B 0,6 và 0,45.
C 0,8 và 0,8.
D 0,8 và 0,6.
- Câu 28 : Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và NaOH x mol/l, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
A 1,4.
B 1,2.
C 1,0.
D 1,6.
- Câu 29 : Hỗn hợp E gồm X (C2H8N2O4) là muối của axit cacboxylic và muối vô cơ Y (CH8N2O3). Cho 2,68 gam gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,05 mol một khí Z và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 2,54.
B 2,40.
C 2,93.
D 3,46.
- Câu 30 : Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam Z thu được 4,84 gam CO2 và 1,44 gam H2O. Mặt khác, nếu cho 3,4 gam X tác dụng hết với dung dịch KHCO3 dư, thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là
A 1,680.
B 1,344.
C 2,240.
D 1,120.
- Câu 31 : Đốt cháy hoàn toàn 54,36 gam hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và các chất béo tạo bởi hai axit đó, thu được a mol CO2 và (a-0,12) mol H2O. Mặt khác, 54,36 gam X tác dụng vừa hết với 0,2 mol KOH trong dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A 57,42.
B 60,25.
C 59,68.
D 64,38.
- Câu 32 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Cho mẩu Al vào dung dịch Ba(OH)2.(b) Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch HCl.(c) Đun nóng NaHCO3.(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.(e) Cho nước vôi vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2.(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.Số thí nghiệm thu được chất khí sau phản ứng là
A 4.
B 5.
C 2.
D 6.
- Câu 33 : Cho các phát biểu sau :(a) Để phân biệt Ala- Ala và Gly-Gly-Gly ta dùng phản ứng màu biure.(b) Dung dịch lysin làm phenolphtalein hóa hồng.(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.(d) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β – amino axit.(e) Khi thủy phân hoàn toàn anbumin cả lòng trắng trứng nhờ xúc tác enzim, thu được α – amino axit.(f) Lực bazơ của etyl amin yếu hơn của metyl amin.Số phát biểu đúng là
A 4.
B 3.
C 5.
D 2.
- Câu 34 : Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch loãng gồm H2SO4 và a mol HCl được khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch Y gồm KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X. Khối lượng kết tủa (m gam) thu được phụ thuộc vào sơ thể tích dung dịch Y (V lít) được biểu diễn theo đồ thị sau:Giá trị của a là
A 0,25.
B 0,20.
C 0,10.
D 0,15.
- Câu 35 : Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp E chứa Fe, Cu và các oxit của sắt bằng dung dịch HNO3 20% thu được 3,36 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch T. Thêm vào T dung dịch KOH 1M đến khi kết tủa cực đại thì đã dùng hết 570 ml. Nhiệt phân hoàn toàn lượng kết tủa trên trong chân không thì thu được 19,76 gam hỗn hợp rắn. Mặt khác, nếu cô cạn dung dịch T rồi nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được (x+3,84) gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)2 trong dung dịch T là
A 2,26%.
B 3,45%.
C 4,24%.
D 6,6%.
- Câu 36 : Hỗn hợp E gồm peptit X, peptit Y đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 6:5 và este Z có công thức phân tử là C4H9NO2. Đốt cháy hoàn toàn 49,565 gam E thì thu được khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 48,765 gam. Mặt khác 49,565 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 14,72 gam ancol T và 55,255 gam muối của glyxin và valin. Khối lượng phân tử của Y là
A 273 đvC.
B 231 đvC.
C 387 đvC.
D 315 đvC.
- Câu 37 : Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu xanh. Muối X là:
A MgSO4
B FeSO4
C CuSO4
D Fe2(SO4)3.
- Câu 38 : Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất ?
A Li
B Cs
C Na
D K
- Câu 39 : Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa một nhóm chức, có công thức phân tử C6H10O4. khi X tác dụng với NaOH được một muối và một ancol. Lấy muối thu được đem đốt cháy thì sản phẩm không có nước. công thức cấu tạo của X là :
A HOOC(C2H4)4COOH.
B C2H5OOCCOOC2H5.
C CH3OOCCH2CH2COOCH3.
D CH3OOCCOOC3H7.
- Câu 40 : Đun nóng m1 gam este X (C4H8O2) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m2 gam muối. Biết rằng m1 < m2, tên gọi của X là:
A isopropyl fomat
B metyl propionat
C etyl axetat
D propyl fomat
- Câu 41 : Có các phát biểu sau đây: (1) Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh. (2) Glucozơ bị khử hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. (3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (4) Saccarozơ làm mất màu nước brom. (5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc. (6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím. Số phát biểu đúng là:
A 6
B 5
C 3
D 4
- Câu 42 : Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều khu vực hiện nay. Để xử lý sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+, Fe3+, Cu2+ , Hg2+ … người ta có thể dùng ?
A H2SO4
B NaCl
C Ca(OH)2
D HCl
- Câu 43 : Phát biểu nào sau đây là sai ?
A Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α -amino axit gọi là liên kết peptit.
B Các peptit đều cho phản ứng màu biure.
C Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
D Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
- Câu 44 : Đun nóng 4,05 gam este X (C10H10O2) cần dùng 35 gam dung dịch KOH 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị m là:
A 38,60 gam
B 6,40 gam
C 5,60 gam
D 5,95 gam
- Câu 45 : Để điều chế K kim loại người ta có thể dùng các phương pháp sau:(1) Điện phân dung dịch KCl có vách ngăn xốp.(2) Điên phân KCl nóng chảy.(3) Dùng Li để khử K ra khỏi dd KCl (4) Dùng CO để khử K ra khỏi K2O.(5) Điện phân nóng chảy KOHChọn phương pháp thích hợp
A Chỉ có 1, 2.
B Chỉ có 2, 5.
C Chỉ có 3, 4, 5.
D 1, 2, 3, 4, 5.
- Câu 46 : Đun nóng 121,5 gam xenlulozơ với dung dịch HNO3 đặc trong H2SO4 đặc (dùng dư), thu được x gam xenlulozơ trinitrat. Giá trị của x là:
A 222,75 gam
B 186,75 gam
C 176,25
D 129,75
- Câu 47 : Vì sao có thể dùng thùng nhôm để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội ?
A Nhôm là kim loại có tính khử yếu nên không tác dụng với các axit này.
B Các thùng nhôm thường rất dày nên có thể chuyên chở các axit này.
C Nhôm bị thụ động hóa bởi các axit này.
D Nhôm có giá thành rẻ hơn các vật liệu khác.
- Câu 48 : Hỗn hợp bột (gồm 2 chất có cùng số mol) nào sau đây không tan hết khi cho vào lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng nóng, không có oxi) ?
A Fe3O4 và Cu.
B KNO3 và Cu.
C Fe và Zn.
D FeCl2 và Cu.
- Câu 49 : Cặp chất nào sau đây đều thuộc loại polime tổng hợp ?
A poli(metylmetacrylat) và amilozơ.
B tơ visco và tơ olon.
C tơ xenlulozơ axetat và tơ lapsan.
D poli(vinylclorua) và tơ nilon-6,6.
- Câu 50 : Có 3 mẫu hợp kim: Fe–Al, K–Na và Cu–Mg. Hóa chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là
A dung dịch NaOH.
B dung dịch HCl.
C dung dịch H2SO4.
D dung dịch MgCl2.
- Câu 51 : Phản ứng nào sau đây là đúng ?
A
B
C
D
- Câu 52 : Để giữ cho các đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền, đẹp thì cần phải :(1) Ngâm đồ vật trong nước xà phòng đặc, nóng, để làm sạch.(2) Không nên cho đồ vật tiếp xúc với dung dịch nước chanh, giấm ăn.(3) Dùng giấy nhám, chà trên bề mặt của vật, để vật được sạch và sáng.(4) Bảo vệ bề mặt của vật như nhà thiết kế, sản xuất ban đầu.Cách làm đúng là :
A 1 và 2.
B 1 và 3.
C 1 và 4.
D 2 và 4.
- Câu 53 : Cách nào sau đây sai khi dùng để chống ăn mòn vỏ tàu biển bằng sắt ?
A Ghép kim loại Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển.
B Ghép kim loại Cu vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển.
C Sơn lớp sơn chống gỉ lên bề mặt vỏ tàu
D Mạ đồng lên bề mặt vỏ tàu.
- Câu 54 : Đun nóng 14,8 gam hỗn hợp X gồm (CH3COOCH3, HCOOC2H5, C2H5COOH) trong 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M, KOH a M (phản ứng vừa đủ) thì thu được 4,68 gam hỗn hợp hai ancol (có tỉ lệ mol 1:1) và m gam muối. Vậy giá trị m là.
A 19,72
B 18,28
C 16,72
D 14,96
- Câu 55 : Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào 300 mL dun dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A 33,95
B 35,39
C 39,35
D
35,20
- Câu 56 : Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ dòng điện 9,65A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 gam Al. Hiệu suất quá trình điện phân là
A 60%
B 70%
C 80%
D 90%
- Câu 57 : Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: Na[Al(OH)4]; NaOH dư; Na2CO3; NaClO; Na2SiO3; CaOCl2; Ca(HCO3)2. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A 6
B 5
C 7
D 8
- Câu 58 : Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol hỗn hợp X gồm este Y (CnH2nO2) và α-aminoaxit Z (CmH2m+1O2N) cần dùng 1,0125 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc dư, thấy khối lượng dung dịch tăng 51,57 gam. Biết rằng độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Nhận định nào sau đây là đúng?
A Y cho được phản ứng tráng gương.
B Z có tên thay thế là axit 2-aminopropanoic.
C X có công thức phân tử là C3H6O2.
D Z có hai đồng phân cấu tạo.
- Câu 59 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(1). Cho dd NaOH dư vào dd AlCl3 (2). Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3(3). Cho dd HCl dư vào dd NaAlO2. (4). Sục khí CO2 dư vào dd NaAlO2(5). Cho dd Na2CO3 vào dd nhôm sunfat. (6). Cho Al tác dụng với Cu(OH)2.Số thí nghiệm tạo kết tủa Al(OH)3 là:
A 3
B 2
C 5
D 4
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein