bài tập tính axit, bazo của amino axit
- Câu 1 : Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho a mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 10,43.
B 6,38.
C 10,45.
D 8,09.
- Câu 2 : Amino axit X có công thức H2N-CxHy-(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nito trong X là
A 11,966%.
B 10,687%.
C 10,526%.
D 9,524%.
- Câu 3 : Cho X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. X là
A H2NC3H4(COOH)2.
B H2NC3H6COOH.
C H2NC3H5(COOH)2.
D (NH2)2C5H9COOH.
- Câu 4 : Cho 13,35 gam alanin vào dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam muối khan?
A 18,825 gam.
B 35,245 gam.
C 24,675 gam.
D 18,675 gam.
- Câu 5 : Amino axit X có CT dạng H2N-R-COOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 1,5 gam X tác dụng với HCl dư thu được 2,23 gam muối. Tên gọi của X là
A Valin.
B Lysin.
C Alanin.
D Glyxin.
- Câu 6 : X là một amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y, sau phản ứng đem cô cạn thu được 7,895 gam chất rắn. X là
A glixin.
B alanin.
C valin.
D lysin.
- Câu 7 : Cho một α-amino axit X có mạch cacbon không phân nhánh. Lấy 0,01 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 1,835 gam muối Y. Lượng muối Y trên phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 2,975 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo của X là
A HCOOCH2CH(NH2)CH2COOH.
B HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
C HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH.
D CH3CH2CH(NH2)COOH.
- Câu 8 : X là một amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Tỷ lệ % khối lượng cacbon trong X là
A 40,45%.
B 26,96%.
C 53,93%.
D 37,28%.
- Câu 9 : Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M thu được chất hữu cơ Y. Để tác dụng vừa đủ với chất hữu cơ Y cần 200ml dung dịch NaOH 1M và dung dịch sau phản ứng chứa 15,55 gam muối. Vậy X có tên là
A Lysin.
B Glyxin.
C Alanin.
D Valin.
- Câu 10 : Cho 100 ml dung dịch α-amino axit X nồng độ 1M tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch gồm NaOH 4% và KOH 5,6% thu được 11,9 gam muối. Công thức của X là
A H2NCH2CH2COOH.
B CH3CH2CH(NH2)COOH.
C (NH2)2C4H7COOH.
D H2NCH(CH3)COOH.
- Câu 11 : Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A 200 ml.
B 100 ml.
C 250 ml.
D 150 ml.
- Câu 12 : Cho 100 ml dung dịch amino axit X 0,4M loãng tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 2% (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 5,4 gam chất rắn khan. Công thức của X là
A H2N-C2H4-COOH.
B H2N-C3H5-(COOH)2.
C (H2N)2-C4H7-COOH.
D H2N-C3H6-COOH.
- Câu 13 : Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
A 0,70.
B 0,50.
C 0,65.
D 0,55.
- Câu 14 : Chất X là một aminoaxit thiên nhiên, mạch không nhánh, trong phân tử chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 13,1 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 16,75 gam muối khan. Tên gọi của X là
A Axit α-aminovaleric.
B Axit ε-aminocaproic.
C Axit 2-amino-2-metylpentanoic.
D Axit 2-aminohexanoic.
- Câu 15 : Hợp chất X là một α-amino axit. Cho 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,25M. Sau đó cô cạn được 3,67 gam muối. Mặt khác, trung hòa 1,47 gam X bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được 1,91 gam muối. Biết X có cấu tạo mạch không nhánh. CTCT của X là
A H2N-CH2-CH2-COOH.
B CH3-CH(NH2)-COOH.
C HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
D HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.
- Câu 16 : Cho 0,01 mol amino axit E phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của E có dạng
A (H2N)2RCOOH.
B (H2N)2R(COOH)2.
C H2NRCOOH.
D H2NR(COOH)2.
- Câu 17 : Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dd HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dd NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là
A C4H8O4N2.
B C4H10O2N2.
C C5H11O2N.
D C5H9O4N.
- Câu 18 : Cho 9 gam một aminoaxit X (phân tử chỉ chứa một nhóm -COOH) tác dụng với lượng dư dd KOH thu được 13,56 gam muối. X là
A Glyxin.
B Alanin.
C Valin.
D Phenyl alanin.
- Câu 19 : Cho a gam axit glutamic tác dụng với NaOH vừa đủ cô cạn thu được (a+8,8) gam chất rắn. Nếu cho a gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng HCl cần dùng là
A 7,3 gam.
B 14,6 gam.
C 29,2 gam.
D 58,4 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein