Tổng hợp và phân tích lực . Điều kiện cân bằng của...
- Câu 1 : Một vật chịu tác dụng của 2 lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 20 N và F2 = 10 N, giá của hai lực thành phần cách nhau 30cm. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá hợp lực đến giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \) là:
A 30 N và 10 cm
B 30 N và 20 cm
C 20 N và 12 cm
D 30 N và 15 cm
- Câu 2 : Một vật chịu tác dụng của 2 lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 20N và F2, hợp lực của chúng có độ lớn F = 50N và giá của hợp lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) cách giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_1}} \) một đoạn 30cm. Độ lớn của lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \) và khoảng cách từ giá hợp lực đến giá \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \) là:
A 30 N và 20 cm
B 20 N và 20 cm
C 70 N và 30 cm
D 30 N và 30 cm
- Câu 3 : Hai người A và B dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy có trọng lượng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người A 60cm, cách vai người B 40cm. Lực mà người A và B phải chịu lần lượt là
A 600 N và 400 N
B 400 N và 600 N
C 600 N và 500 N
D 300 N và 700 N
- Câu 4 : Đòn gánh dài 1,5m. Hai vai người gánh hàng phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu tác dụng của một lực bằng bao nhiêu? Biết hai đầu đòn gánh là thùng gạo và thùng ngô có khối lượng lần lượt là 30kg và 20kg, bỏ qua khối lượng của đòn gánh, lấy \(g = 10m/{s^2}\)
A \({d_1} = 0,6m;{d_2} = 0,9m\)
B \({d_1} = 0,9m;{d_2} = 0,6m\)
C \({d_1} = 0,12m;{d_2} = 0,45m\)
D \({d_1} = 0,45m;{d_2} = 0,12m\)
- Câu 5 : Hai người khiêng vật nặng 100kg bằng một đòn gánh dài 1m, biết điểm treo vật cách vai người thứ nhất 60cm. Tính lực tác dụng lên vai của mỗi người, lấy \(g = 10m/{s^2}\), bỏ qua khối lượng của đòn gánh
A \({F_1} = 400N,\,{F_2} = 600N\)
B \({F_1} = 200N,{F_2} = 400N\)
C \({F_1} = 100N,{F_2} = 500N\)
D \({F_1} = 300N,{F_2} = 400N\)
- Câu 6 : Một tấm ván được bắc qua một con mương như hình vẽ. Trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng 2m và cách điểm tựa B 1m. Lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương A là 160N. Trọng lượng của tấm ván là
A 480N
B 320N
C 180N
D 300N
- Câu 7 : Hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) và \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) song song ngược chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 10N, F2 = 20N, biết khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) đến giá của lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) là 0,6m. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) là:
A 10 N và d1 = 1,2 m
B 10 N và d1 = 0,6 m
C 20 N và d1 = 1,2 m
D 20 N và d1 = 0,6 m
- Câu 8 : Hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) và \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) song song ngược chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 10N, F2 = 20N, biết khoảng cách giữa giá của hợp lực tới giá của lực nhỏ hơn là 0,6m. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) lần lượt là:
A 30 N và d2 = 0,3 m
B 10 N và d2 = 3 m
C 30 N và d2 = 0,15 m
D 10 N và d2 = 0,3 m
- Câu 9 : Hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) và \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) song song ngược chiều có giá cách nhau 10cm, biết hợp lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) của 2 lực có độ lớn 30N giá của hợp lực cách giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) một đoạn 8cm. Biết \({F_1} > {F_2}\) . Độ lớn của F1 và F2 tương ứng là:
A 48 N và 25 N
B 54 N và 30 N
C 54 N và 24 N
D 50 N và 20 N
- Câu 10 : Một vật chịu tác dụng của 2 lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 20 N và F2 = 10 N như hình vẽ, biết O1O2 = 30cm. Độ lớn của hợp lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) và khoảng cách từ O1 đến điểm đặt của hợp lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) là:
A 30 N và 10 cm
B 30 N và 20 cm
C 20 N và 12 cm
D 30 N và 15 cm
- Câu 11 : Vật rắn có khối lượng 2kg nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng góc \(\alpha = {30^0}\). Lực căng dây có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\) và bỏ qua masát.
A 9,8N
B 19,6N
C 16,97N
D 13,9N
- Câu 12 : Một diễn viên xiếc (coi là một vật rắn) có trọng lượng 800N đi xe đạp một bánh trên dây làm dây võng xuống một góc \({120^0}\). Lực căng của dây treo có giá trị là bao nhiêu khi diễn viên xiếc đứng cân bằng? Coi dây không giãn.
A \(400N\)
B \(400\sqrt 2 N\)
C \(400\sqrt 3 N\)
D \(800N\)
- Câu 13 : Vật rắn có khối lượng 5kg được treo cân bằng trên mặt phẳng thẳng đứng bằng một sợi dây như hình vẽ. Bỏ qua ma sát, lấy \(g = 9,8m/{s^2}\), góc \(\alpha = {20^0}\). Phản lực N của mặt phẳng thẳng đứng có giá trị là:
A 52N
B 17,8N
C 134,6N
D 34,9N
- Câu 14 : Một chiếc thuyền nằm trên bờ sông như hình vẽ. Biết \(\alpha = {60^0}\), lực căng của dây \(T = 100N\). Lực do gió và nước tác dụng lên thuyền có giá trị:
A \({F_n} = 50N;{F_g} = 50N\)
B \({F_n} = 50\sqrt 3 N;{F_g} = 50N\)
C \({F_n} = 50\sqrt 2 N;{F_g} = 50\sqrt 2 N\)
D \({F_n} = 50N;{F_g} = 50\sqrt 3 N\)
- Câu 15 : Vật nặng \(m = 2,5kg\) chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang nhờ hai dây kéo nằm trong mặt phẳng ngang và hợp với nhau góc \(\alpha = {60^0}\) không đổi. Lực kéo đặt vào mỗi dây là \(F = 10N\), lấy \(g = 9,8m/{s^2}\). Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang có giá trị là:
A \(\mu = 0,71\)
B \(\mu = 0,35\)
C \(\mu = 0,49\)
D \(\mu = 0,83\)
- Câu 16 : Thanh kim loại có chiều dài \(l\), khối lượng m đặt trên bàn nhô ra một đoạn bằng \(\frac{1}{4}\) chiều dài thanh. Tác dụng lực có độ lớn 40N hướng xuống thì đầu kia của thanh kim loại bắt đầu nhô lên, lấy \(g = 10m/{s^2}\). Khối lượng của thanh kim loại là:
A 2kg
B 4kg
C 2,5kg
D 1kg
- Câu 17 : Một thanh AB nặng 30kg, dài 9m, trọng tâm tại G, biết BG = 6m. Trục quay tại O biết AO = 2m. Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F =100N. Treo vào đầu A một vật để thanh nằm cân bằng. Độ lớn của lực tác dụng vào O có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
A 450N
B 400N
C 500N
D 900N
- Câu 18 : Một người nâng một tấm gỗ nặng 60kg, dài 1,5m. Biết lực nâng hướng thẳng đứng lên trên, tấm gỗ hợp với mặt đất nằm ngang một góc \(\alpha \), trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120cm. lực nâng của người đó có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
A 120N
B 480N
C 80N
D 90N
- Câu 19 : Một thanh nhẹ gắn vào sàn tại B như hình vẽ. Tác dụng lên đầu A lực kéo F = 100N theo phương ngang. Thanh được giữ cân bằng nhờ dây AC. Lực căng của dây có giá trị là bao nhiêu? Biết \(\alpha = {30^0}\)
A 250N
B 150N
C 100N
D 200N
- Câu 20 : Một thanh AB có trọng lượng 150N, có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BG = 2AG. Thanh AB được treo lên trần bằng dây nhẹ, không dãn. Cho góc \(\alpha = {30^0}\), lực căng dây T có giá trị là:
A 75N
B 100N
C 150N
D 50N
- Câu 21 : Một cái thước AB = 1m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80cm. Một lực \({F_1} = 4N\) tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai \({F_2}\)tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động thì lực \({F_2}\) có hướng và độ lớn:
A Bằng 0
B Vuông góc với \(\overrightarrow {{F_1}} \) và có độ lớn \({F_2} = 16N\)
C Cùng hướng với \(\overrightarrow {{F_1}} \)và có độ lớn \({F_2} = 16N\)
D Ngược hướng với \(\overrightarrow {{F_1}} \)và có độ lớn \({F_2} = 16N\)
- Câu 22 : Một thanh AB dài 2m khối lượng m = 2kg được giữ nghiêng một góc \(\alpha \) trên mặt sàn nằm ngang bằng một sợi dây nằm ngang BC dài 2m nối đầu B của thanh với một bức tường đứng thẳng; đầu A của thanh tựa lên mặt sàn. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt sàn bằng \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\). Các giá trị của \(\alpha \) để thanh có thể cân bằng.
A \(\alpha = {10^0}\)
B \(\alpha \le {60^0}\)
C \(\alpha \ge {30^0}\)
D \(\alpha = {45^0}\)
- Câu 23 : Dùng cân đòn để cân một vật. Vì cánh tay đòn của cân không thật bằng nhau nên khi đặt vật ở đĩa cân bên này ta được 40g nhưng khi đặt vật sang bên kia ta cân được 44,1g. Khối lượng đúng của vật là:
A 43g
B 42,05g
C 41,5g
D 42g
- Câu 24 : Bán cầu đồng chất khối lượng 100g. Trên mép bán cầu đặt một vật nhỏ khối lượng 7,5g. Hỏi mặt phẳng của bán cầu sẽ nghiêng góc \(\alpha \) bao nhiêu khi có cân bằng. Biết rằng trọng tâm bán cầu ở cách mặt phẳng của bán cầu một đoạn \(\frac{{3R}}{8}\) (R - bán kính bán cầu)
A \(11,{31^0}\)
B \({15^0}\)
C \({20^0}\)
D \({12^0}\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất