Đề thi HK2 môn hóa lớp 10 - Trường THPT Trần Nhân...
- Câu 1 : Khi cho 21,75 gam mangan đioxit rắn tác dụng với axit clohiđric đậm đặc đun nóng thì thể tích clo thu được ở đktc là:
A 5,6 lít
B 5,0 lít
C 11,2 lít
D 8,4 lít
- Câu 2 : Hòa tan hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp 3 kim loại đứng trước hiđro vào dung dịch HCl, ta thu được dung dịch X và 11,2 lít khí bay ra (ở đktc). Khi cô cạn dung dịch X, khối lượng muối khan thu được là
A 49,9 gam.
B 48,9 gam.
C 49,4 gam.
D 31,15 gam.
- Câu 3 : Tính chất đặc biệt của dung dịch H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng?
A Fe, Al, Ni.
B BaCl2, NaOH, Zn.
C Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozo).
D NH3, MgO, Ba(OH)2.
- Câu 4 : Cho sơ đồ của phản ứng:H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4Thứ tự hệ số của các chất tham gia phản ứng là dãy số nào trong các dãy sau?
A 3, 2, 5
B 2, 2, 5
C 5, 2, 4
D 5, 2, 3
- Câu 5 : Thành phần của nước clo có chứa những chất sau
A H2O, Cl2, HCl, HClO.
B HCl, HClO.
C Cl2, HCl, H2O.
D Cl2, HCl, HClO.
- Câu 6 : Chất không thể dùng làm khô khí hidro clorua là
A dung dịch H2SO4 đặc.
B CaCl2 khan.
C NaOH rắn.
D P2O5.
- Câu 7 : HX (X là halogen) có thể được điều chế bằng phản ứng hóa học sau:NaX + H2SO4 đặc → HX + NaHSO4NaX có thể là chất nào trong số các chất sau đây?
A NaI.
B NaF và NaCl.
C NaBr.
D NaI và NaBr.
- Câu 8 : Có 4 bình không ghi nhãn, mỗi bình chứa 1 trong các dung dịch sau: natri bromua, kali sunfat, axit clohiđric, axit sunfuric. Để phân biệt các dung dịch trên, ta có thể dùng các hóa chất sau:
A Phenolphtalein, dung dịch AgNO3
B Quỳ tím, dung dịch BaCl2
C Quỳ tím, khí Cl2
D Phenolphtalein, dung dịch BaCl2
- Câu 9 : Cho sơ đồ phản ứng: X + Br2 + H2O → H2SO4 +..... X là:
A SO2
B H2S
C CO2
D SO2 và H2S
- Câu 10 : Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, AgNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi cho dung dịch Na2S vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp phản ứng tạo ra chất kết tủa.
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 11 : Trong phản ứng Clo với dung dịch NaOH tạo nước Giaven:
A Nước chỉ đóng vai trò chất khử
B Clo chỉ đóng vai trò chất khử
C Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa
D Clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa vừa đóng vai trò chất khử
- Câu 12 : Khi cho SO2 sục qua dung dịch X từ từ đến dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng sau đó kết tủa tan. X là dung dịch nào trong các dung dịch sau?
A Dung dịch NaHCO3.
B Dung dịch NaOH.
C Dung dịch Ba(OH)2.
D Dung dịch H2S.
- Câu 13 : Để loại bỏ khí H2S ra khỏi hỗn hợp H2S và HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch A lấy dư. Dung dịch đó là:
A Dung dịch NaHS
B Dung dịch NaOH
C Dung dịch AgNO3
D Dung dịch Pb(NO3)2
- Câu 14 : Cho 22,4 gam kim loại A hóa trị II (duy nhất) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 7,84 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại A là:
A Pb
B Mg
C Cu
D Zn
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao